Bài 1. Tập hợp. Phần tử của tập hợp - Chân trời sáng tạo


Giải bài 1 trang 7 Sách bài tập Toán 6 - Chân trời sáng tạo

Đề bài

Cho X là tập hợp các số lẻ vừa lớn hơn 10 vừa nhỏ hơn 20. Viết tập hợp X bằng hai cách.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Cách 1: Liệt kê các phần tử (số lẻ nhỏ hơn 20, lớn hơn 10)

Cách 2: Mô tả tính chất đặc trưng của các phần tử.

Lời giải chi tiết

Cách 1. Liệt kê các phần tử của tập hợp.

X={11;13;15;17;19}

Cách 2. Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

X = { x | x là số lẻ và 10 < x< 20}

Giải bài 2 trang 7 Sách bài tập Toán 6 - Chân trời sáng tạo

Đề bài

Cho Y = {x | x là số tự nhiên nhỏ hơn 10 và chia hết cho 3}.

Trong các số 3,6,9,12 số nào thuộc Y số nào không thuộc Y? Dùng kí hiệu để viết câu trả lời.

Phương pháp giải

Bước 1: Liệt kê các phần tử của Y

Bước 2: Kiểm tra phần tử nào thuộc Y, phần tử nào không thuộc Y rồi kết luận.

Lời giải chi tiết

Ta có các số tự nhiên nhỏ hơn 10 và chia hết cho 3 là: 0; 3; 6; 9 nên Y = { 0; 3; 6; 9}

Do vậy 3 ∈ Y; 6 ∈ Y; 9 ∈ Y; 12 ∉ Y.

Giải bài 3 trang 7 Sách bài tập Toán 6 - Chân trời sáng tạo

Đề bài

Cho M là tập hợp các chữ cái Tiếng Việt có mặt trong từ “NHATRANG”. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai, khẳng định nào đúng?

(A) N  M                (B) U  M                 (C) T  M                 (D) Q  M

Phương pháp giải 

Lần lượt kiểm tra các chữ cái N, U, T, Q có trong từ “NHATRANG” hay không rồi kết luận tính đúng/ sai của khẳng định.

Lời giải chi tiết

Ta viết được tập hợp M = {N;H;A;T;R;G}

Nhận xét:

Chữ N xuất hiện trong từ “NHATRANG” do đó N ∈ M ⇒ (A) đúng

Chữ U không xuất hiện trong từ “NHATRANG” do đó U ∉ M ⇒ (B) sai

Chữ T xuất hiện trong từ “NHATRANG” do đó T ∈ M ⇒ (C) đúng

Chữ Q không xuất hiện trong từ “NHATRANG” do đó Q ∉ M ⇒ (D) sai

Giải bài 4 trang 7 Sách bài tập Toán 6 - Chân trời sáng tạo

Đề bài

Cho M là tập hợp các chữ cái Tiếng Việt có mặt trong từ “NHATRANG”. Cách viết nào là đúng?

(A) M = {N; H; A; T; R; A; N; G}                                 

(B) M = {N; H; A; T; R; G}

(C) M = {N; H; A; T; R; N; G}                                      

(D) M = {N; H; A; T; R}

Phương pháp giải

Kiểm tra cách liệt kê phần tử đảm bảo Mỗi phần tử được liệt kê một lần.

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án (B) vì:

(A) sai vì các phần tử N, A được liệt kê 2 lần

(B) đúng

(C) sai vì phần tử N được liệt kê 2 lần

(D) sai vì thiếu chữ cái G.

Giải bài 5 trang 7 Sách bài tập Toán 6 - Chân trời sáng tạo

Dưới đây là danh sách tên các bạn thuộc Tổ 1 lớp 6A Bùi Chí Thanh Lê Mai Lan Nguyễn Đức Vân Bạch Phương Trinh Hoàng Ngọc Thanh Đỗ Thị Dung Nguyễn Lê Vân Anh a) Viết tập hợp tên các bạn trong tổ 1 có cùng họ. b) Viết tập hợp các họ của các bạn trong Tổ 1.

Dưới đây là danh sách tên các bạn thuộc Tổ 1 lớp 6A

Bùi Chí Thanh

Lê Mai Lan

Nguyễn Đức Vân

Bạch Phương Trinh

Hoàng Ngọc Thanh

Đỗ Thị Dung

Nguyễn Lê Vân Anh

a) Viết tập hợp tên các bạn trong tổ 1 có cùng họ.

b) Viết tập hợp các họ của các bạn trong Tổ 1.

Câu a

a) Viết tập hợp tên các bạn trong tổ 1 có cùng họ.

Phương pháp giải:

Tìm những tên có cùng họ trong những tên ở trên rồi liệt kê thành 1 tập hợp.

Lời giải chi tiết:

Nhận xét: Trong các tên ở trên chỉ có 2 bạn cùng họ là họ Nguyễn, 2 bạn đó là Nguyễn Đức Vân và Nguyễn Lê Vân Anh

Vậy tập hợp tên các bạn trong tổ 1 có cùng họ là: A = { Nguyễn Đức Vân; Nguyễn Lê Vân Anh}

Câu b

b) Viết tập hợp các họ của các bạn trong Tổ 1.

Phương pháp giải:

Liệt kê các họ của mỗi người trong tổ. Viết tập hợp.

Lưu ý mỗi họ chỉ viết 1 lần, ngăn cách nhau bởi dấu chấm phẩy.

Lời giải chi tiết:

Tổ 1 có 7 bạn, họ của bảy bạn đó lần lượt là: Bùi, Lê, Nguyễn, Bạch, Hoàng, Đỗ, Nguyễn.

Trong đó có 2 bạn cùng họ Nguyễn, vậy tập hợp các họ của các bạn trong Tổ 1 có 6 phần tử.

B = {Bùi; Lê; Nguyễn; Bạch; Hoàng; Đỗ}

Bài trước
Bài sau

Chúng tôi luôn nỗ lực
để người dùng hạnh phúc hơn