Soạn bài THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT soạn văn 6 tập 1 Trang 48 SGK Kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
Nghĩa của từ ngữ
Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
a. Nghĩa của từ “nhô” :
- Theo từ điển tiếng Việt, “nhô” là một động từ có nghĩa là đưa phần đầu cho vượt hẳn lên phía trên hoặc ra phía trước, so với những cái xung quanh.
- Tìm hiểu nghĩa trong đoạn thơ cụ thể: “mặt trời nhô cao” nghĩa là mặt trời chuyển động lên cao trên bầu trời và có phần đột ngột, vượt lên so với sự vật xung quanh như núi non, cây cối.
+ Động từ “nhô” cũng có tính biểu cảm, gợi lên vẻ tinh nghịch, đáng yêu của hình ảnh mặt trời, phù hợp với cách nhìn, cách cảm của trẻ thơ.
b. Trong đoạn thơ trên, từ “lên” không thể thay thế cho từ “nhô”. Vì từ “lên” chỉ có nghĩa là chuyển đến một vị trí cao hơn. Còn “nhô” có ý nghĩa tinh tế như đã phân tích ở trên.
Soạn bài THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT soạn văn 6 tập 1 Trang 48 SGK Kết nối tri thức
Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Một số từ ngữ tương tự trong bài thơ như: khao khát, thơ ngây,….
Biện pháp tu từ
Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Hình ảnh thiên nhiên – cây, lá cỏ, cái hoa (vế A) được so sánh với gang tay, sợi tóc, cái cúc (vế B) – những hình ảnh nhỏ xinh gắn với thế giới con người. Tiếng hót của chim – âm thanh được so sánh với nước, mây trời giúp người đọc cảm nhận được một cách cụ thể sự trong trẻo và cao vút của tiếng chim.→ Thiên nhiên như nhỏ lại, gần gũi và thật dễ thương trong đôi mắt trẻ thơ.
Câu 4 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Trong dòng thơ: “Những làn gió thơ ngây”:
Nhà thơ dùng từ “thơ ngây” – thường dùng để nói về đặc điểm của con người, đặc biệt là trẻ em – để nói về gió.
→ Biện pháp tu từ nhân hóa khiến làn gió mang vẻ đáng yêu, hôn nhiên của trẻ thơ.
Câu 5 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Điệp ngữ trong đoạn thơ là các từ ngữ như: “rất”, “từ cái…”, “từ…”
- Tác dụng: nhằm mục đích liệt kê những hình ảnh phong phú trong lời ru của mẹ, nhấn mạnh vẻ đẹp của những hình ảnh ấy.