Văn mẫu TẢ CÂY TRE văn mẫu 4 SGK. Phần văn mẫu hay, hướng dẫn giải chi tiết cho từng để văn có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem: Đề bài: Tả cây tre.
Dàn ý Tả cây tre
Dàn ý - mẫu 1
1. Mở bài - Giới thiệu chung về cây tre (loài cây quen thuộc với làng quê Việt Nam). 2. Thân bài - Tả hình dáng cây tre (dáng tre, họ tre, lá tre, thân tre, rễ tre…). - Nêu công dụng của cây tre (làm rổ, tỏa bóng mát…). - Cây tre thân thiết với nhân dân như thế nào (biểu tượng của làng quê…). - Tình cảm đối với lũy tre làng (yêu thương, gắn bó…). 3. Kết bài - Đất nước có vô vàn sắc màu tươi trẻ nhưng không thể thiếu đi màu xanh của cây tre. Màu xanh ấy đã trở thành bản sắc, biểu tượng cho dân tộc.Dàn ý - mẫu 2
1. Mở bài: Giới thiệu cây tre là loài cây yêu thích của em. 2. Thân bài +Lí do em yêu thích : có thể vì gắn bó với một kỉ niệm nào đó, hoặc vì tre là loài cây đặc trưng cho làng quê Việt Nam,… +Điểm đặc biệt của cây tre : thường mọc theo khóm, rất nhiều cây, phát triển và tồn tại lâu dài, có sức sống mãnh liệt có thể lớn lên trong đất khô cằn cỗi. Tre là biểu tượng của sự chăm chỉ, cần cù của người nông dân, búp măng cũng mang ý nghĩa biểu tượng cho thế hệ trẻ,… +Lợi ích của cây tre mà em thích : rủ bóng xanh che chở dân làng, đứng bên bờ sông như mái tóc thiếu nữ đứng soi gương,… (có thể tham khảo thêm bài Cây tre Việt Nam của Thép Mới trong chương trình ngữ văn 6) +Khi đứng bên rặng tre, cảm giác của em như thế nào (thích thú, vui chơi cùng bạn bè, cảm giác như đang được che chở). 3. Kết bài Mẫu: Tình cảm của em với cây. Khi đất nước đi lên đổi mới, vai trò của tre đã không còn như trước, em mong muốn tre vẫn sẽ là người bạn, người thân của nông dân Việt Nam, của dân tộc Việt Nam oai hùng.Dàn ý - mẫu 3
1. Mở bài - Cây tre loại cây gần gũi và gắn bó với nhiều người nông dân. - Cây tre mang ý nghĩa tượng trưng kiên cường, mạnh mẽ anh hùng của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. 2. Thân bài a. Miêu tả hình đàn cây tre - Thân tre gầy guộc, cao vút mang ý nghĩa cho con người mạnh mẽ, hiên ngang, bất khuất. - Lá tre mỏng manh. - Bên dưới gốc tre là những chồi măng vươn lên đứng đầy sức sống. Từ xưa trẻ đã được chế tạo thành bẫy tham gia chông quân xâm lược “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín…” tre người bạn thân thiết, người tham gia mọi trận đánh của dân tộc ta. - Cây tre chính là biểu tượng cùa sự mạnh mẽ bền bỉ, kiên cường mà bất cứ ai trong chúng ta cũng cần noi gương. b. Kể chuyện - Cây tre trong tuổi thơ của em, tre gần gũi với người dân và tỏa bóng mát cho dân làng. - Trẻ không chỉ tạo bóng mát mà những chồi măng còn dùng làm thực phẩm rất bổ dưỡng. 3. Kết bài - Cây tre rất nhiều công dụng và mọi bộ phận cây trẻ đều sử dụng có ích cho con người. - Cây tre như là một người bạn thân thiết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Gìn giữ cây tre như một biểu tượng của sự mạnh mẽ kiên cường.Dàn ý - mẫu 4
1. Mở bài Giới thiệu về cây tre Mẫu: Từ xưa đến nay, đặc biệt là ở những làng quê, cây tre luôn là một người bạn thân thiết và hữu ích. Cây tre đi vào cuộc sống của người dân từ sinh hoạt ngày thường đến trong lao động sản xuất. Bởi vậy, nó khiến cho người dân ngày càng thêm yêu mến, trồng ở khắp mọi nơi. 2. Thân bài - Miêu tả cây tre: +Cây tre rất cao, có thể cao đến hơn 5 mét tùy nơi trồng, chăm sóc +Thân tre thẳng tắp, dẻo dai, kiên cường, dù là trong gió bão +Thân tre thường không quá to như cây thân gỗ, phần to nhất cũng chỉ khoảng như bắp tay +Thân tre chia thành nhiều đốt, càng lên cao, độ dài từng đốt tre càng ngắn lại +Lớp vỏ bên ngoài thân tre có màu xanh sẫm, càng lên cao chàng nhạt hơn, chuyển sang xanh non +Bên trong thân tre rỗng ruột, mỗi đốt tre sẽ có một ô rỗng riêng bên trong +Phần nối ở giữa các đốt tre sẽ xuất hiện mắt tre, nếu đủ tuổi, thì đó sẽ là nơi xuất hiện những nhánh tre nhỏ hoặc hoa tre +Rễ tre mọc thành chùm rất dày, cắm sâu vào lòng đất +Rễ tre rất cứng, không mềm như rễ cây thông thường +Lá tre nhỏ và dài như ngón tay, mỏng tanh, màu xanh như thân cây - Biểu cảm về cây tre: +Cây tre đem lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống (làm đồ ăn, làm đồ thủ công mĩ nghệ, đi vào ca dao dân ca…) +Cây tre tham gia chiến đấu cùng người dân (làm phòng tuyến bảo vệ người dân, làm vũ khí như chông…) +Cây tre gắn bó với những hoạt động ý nghĩa (ngày hội làng bên bụi tre, những đám cưới thôn quê…) +Những kỉ niệm tuổi thơ cùng cây tre (đi hái măng tre, chơi đùa dưới bóng mát cây tre…) 3. Kết bài: Tình cảm của em đối với cây tre Mẫu: Em luôn dành những tình cảm đặc biệt cho cây tre. Đó là tình cảm dành cho một loài cây đẹp, và cũng là tình cảm dành cho một người bạn tuổi thơ. [caption id="attachment_25354" align="alignnone" width="738"]