Văn mẫu TẢ CÂY HOA ĐÀO NGÀY TẾT văn mẫu 4 SGK. Phần văn mẫu hay, hướng dẫn giải chi tiết cho từng để văn có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem: Đề bài: Tả cây hoa đào ngày Tết.
Dàn ý Tả cây hoa đào ngày Tết
Dàn ý - mẫu 1
1. Mở bài Năm hết tết đến, ba chở em ra chợ hoa để mua cây hoa ngày tết, ngày xuân, hoa nở đẹp vô cùng, cây hoa nào cũng đẹp, cũng đáng yêu nhưng ba em quyết định chọn mua một cây hoa đào - loài hoa đặc trưng cho mùa xuân đất Bắc quê em. 2. Thân bài - Hoa đào thường xuất hiện vào dịp tết - Tả hình dáng hoa đào và hương thơm - Công dụng của hoa đào - Sự chăm sóc của bản thân đối với cây hoa đào trồng ở nhà - Tình cảm đối với hoa 3. Kết bài - Càng nhìn ngắm cây đào em lại càng thấy lòng mình lâng lâng vui sướng vì cây hoa đào đã đem cả hương xuân về nhà của em.Dàn ý - mẫu 2
1. Mở bài - Hoa đào là loài hoa đặc trưng của mùa xuân miền Bắc - Thấy hoa đào nở là thấy xuân về. - Em thấy lòng mìn náo nức mỗi khi nhìn thấy cây đào trước ngõ. 2. Thân bài * Cây đào nhìn từ xa - Cây đào do ông em trồng trước ngõ đã nhiều năm. - Cây to, gốc sù sì, cành toả rộng. - Mùa đông, cành cây đen đúa, khẳng khiu, nhìn gầy gò, không có sức sống. - Khi có mưa xuân, càn cây bỗng mỡ màng và dịp tết đến cây nư một ngọn đèn hồng rực rỡ thắp sáng ngõ nhà em. * Cây đào nhìn cận cảnh - Ngày 28 tết, ông lựa cành đào đẹp nhất, cắt lấy cắm vào chiếc lục bình. - Sắc hồng của hoa đào làm căn phòng thêm ấm cúng. - Cành đào xoè ra với dáng vẻ tự nhiên không bị uốn nắn. - Mỗi đoá hoa có năm cánh hồng nhạt mỏng manh. - Nhụy hoa vàng tươi. - Những bông hoa chen với nụ nở chi chít trên cành. - Hoa đào cùng nhau trầm đèn nến tạo nên không khí tết thật đầm ấm. 3. Kết bài - Em rất yêu cây đào trước ngõ. - Loài hoa mang đến niềm vui năm mới. - Em chăm sóc cây đào để mỗi mùa xuân nó lại nở hoa.Dàn ý - mẫu 3
1. Mở bài: Giới thiệu loại hoa cần đề cập 2. Thân bài a. Tả bao quát cây đào +Cây đào cao hay thấp, nhỏ hay to +Cây hoa đào được trồng trong chậu hay ngoài vườn b. Tả chi tiết cây hoa đào +Thời gian được trồng: ông ngoại em đã trồng nó khi em còn nhỏ +Thân cây đào: thân cây đào to và ngắn, vỏ sần sùi và cành có nhiều nhánh tỏa ra khắp nơi +Cành hoa đào: rất nhiều, tỏa ra khắp thân, khỏe mạnh +Nụ đào: trong giai đoạn ra nụ, những nụ hoa mọc khắp cành đào. +Lá đào: những lá đào bắt đầu mọc ra, những lá non xanh mơn mởn +Hoa đào: hoa đào màu hồng, tươi thắm đang khoe sắc +Đào nở hoa vào mùa xuân. 3. Kết bài: +Nêu cảm nghĩ và tình cảm của em về cây hoa đào +Khẳng định hoa đào là hoa truyền thống của tết ở miền Bắc. Dàn ý - mẫu 4 1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về cây hoa đào mà em muốn tả. 2. Thân bài - Giới thiệu chung về cây đào: +Cây đào cao bao nhiêu? Được trồng trong chiếc chậu có hình dáng, màu sắc, họa tiết như thế nào? +Cây đào đó khoảng bao nhiêu tuổi rồi? Do nhà em trồng hay được cho, tặng, biếu? +Cây đào đó được đưa vào nhà em từ thời điểm nào? Và được đặt ở vị trí nào? +Khi cây đào được đưa vào thì mọi người trong nhà cảm thấy ra sao? - Miêu tả cây đào: +Thân cây to khoảng bao nhiêu? Có sự thay đổi kích thước ở phần gốc so với phần ngọn không? +Vỏ của thân cây có màu gì? Khi chạm vào có cảm giác như thế nào? +Thân cây có được uốn, tạo dáng không hay đứng thẳng bình thường? +Các cành của cây đào có kích thước, độ dài như thế nào? +Lá đào vào thời điểm ra hoa ít hay nhiều? Có kích thước và màu sắc như thế nào? +Hoa đào có bao nhiêu cánh mỗi bông? Cánh hoa có kích thước như thế nào? Màu sắc ra sao? Nhị hoa có màu gì? +Hoa đào nở dày hay thưa? Nở thành từng chùm hay rời từng bông? Nở đồng loạt hay nở từng cụm một? - HS nên có sự so sánh với hoa mai. - Hoạt động của gia đình em cùng cây đào: +Cả nhà trang trí cây đào bằng những đồ vật nào? Khi trang trí mọi người đã trò chuyện như thế nào? Có cảm xúc ra sao? +Sau khi trang trí xong, em có cảm giác như thế nào? 3. Kết bài - Tình cảm của em dành cho cây hoa đào ngày Tết - Ý nghĩa, giá trị tinh thần lớn lao của những cành đào ngày xuân [caption id="attachment_25322" align="alignnone" width="277"]