Văn mẫu KỂ MỘT CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾN THẮNG BỆNH TẬT văn mẫu 4 SGK
Văn mẫu KỂ MỘT CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾN THẮNG BỆNH TẬT văn mẫu 4 SGK. Phần văn mẫu hay, hướng dẫn giải chi tiết cho từng để văn có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
Đề bài: Kể câu chuyện về chủ đề chiến thắng bệnh tật.
Dàn ý Kể một câu chuyện về chiến thắng bệnh tật
Dàn ý - mẫu 1
1. Mở bài
- Giới thiệu về đối tượng và câu chuyện định kể.
- Dẫn dắt vào đề
2. Thân bài
- Giới thiệu về người phải đối mặt với bệnh tật.
- Họ đã mắc phải căn bệnh gì?
- Căn bệnh đó đã làm thay đổi cuộc sống của họ như thế nào?
- Họ đã phải làm gì để nỗ lực chiến thắng căn bệnh đó
- Em có cảm nhận gì về câu chuyện vượt qua bệnh tật đó.
3. Kết bài.
- Nhận xét chung
[caption id="attachment_26292" align="alignnone" width="927"] Văn mẫu KỂ MỘT CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾN THẮNG BỆNH TẬT văn mẫu 4 SGK[/caption]
MẪU VĂN
Kể một câu chuyện về chiến thắng bệnh tật - mẫu 1
Hai mươi tháng tuổi, em bị trúng gió rất nặng. Mẹ em kể lại rằng nhờ ông thầy thuốc giỏi như ông tiên mà em được cứu sống. Nhưng lần trúng gió ấy đã để lại cho em một chứng bệnh nặng: bệnh động kinh.
Theo lời mẹ kể em thường xuyên bị động kinh nếu thời tiết thay đổi đột ngột. Mỗi lần như vậy, cả nhà phải tụ lại, cấp cứu kịp thời.
Em luôn luôn phải uống thuốc. Em luôn luôn bị đau đầu và đau khắp tay chân cột sống. Đôi khi những lần té ngã, co giật để lại cho em những chấn thương như trật khớp tay chân, u đầu, dập môi. Sáu tuổi, em may mắn gặp một vị thiền sư cho một cây thuốc Nam kì diệu: cây cửu lý hương. Em thường xuyên uống thuốc lá đó ngay cả khi không lên cơn động kinh và bệnh giảm dần. Cùng với uống thuốc lá cửu lý hương, em tập chạy, tập nhảy dây, tập đi xe đạp. Em còn muốn tập bơi nữa nhưng nếu tiếp xúc nhiều với nước lạnh em sẽ bị bệnh nên em không tập được. Khi em còn bé, mẹ và chị hái lá thuốc, giã và lọc nước cho em uống. Cửu lý hương rất khó uống nhưng vì uống nhiều nên em quen rồi. Lớn lên, em tự mình hái lá mà mẹ em trồng trong chậu trước nhà và tự làm thuốc cho mình. Em luôn rèn luyện thể lực để chống chọi với bệnh tật. Em phát triển bình thường, gầy hơn các bạn cùng lớp nhưng năm học nào em cũng đạt được danh hiệu Học sinh giỏi nhất khối lớp.
Dù lúc nào cũng phải uống thuốc, nhưng em cảm thấy mình may mắn vì được gặp thầy thuốc giỏi, được thiền sư cho cây thuốc quý. Em hứa sẽ cố gắng vượt mọi khó khăn, rèn luyện tinh thần và thể lực để bản thân khỏe mạnh, bố mẹ đỡ lo lắng hơn.
Kể một câu chuyện về chiến thắng bệnh tật - mẫu 2
Anh Danh, kĩ sư trong khu phố em là một tấm gương chiến thắng bệnh tật đáng khâm phục.
Anh Danh bị sốt tê liệt từ bé, hai chân không phát triển được bình thường. May mắn là đôi chân bệnh tật ấy tuy nhỏ một chân thấp một chân cao nhưng vẫn co duỗi và đi lại được. Anh Danh ít khi ra ngoài, anh học tập chăm chỉ và rất giỏi. Những năm Trung học anh đều đạt học sinh giỏi. Rồi anh thi đỗ vào trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, khoa Công nghệ Thông tin. Việc học của anh đôi khi bị gián đoạn vì sức khỏe của anh yếu, thường hay trở bệnh liệt giường. Khi đỡ bệnh, anh đi khập khiễng đến giảng đường trường Đại học. Thường xuyên đau ốm nhưng anh luôn luôn vui vẻ lạc quan. Để rèn luyện thể lực, anh tập chạy tại chỗ, rồi bệnh cũng lui dần. Chân anh không thể trở lại như người bình thường được nhưng anh khỏe khoắn hơn, không ốm đau thường xuyên như trước. Anh nhận bằng tốt nghiệp kĩ sư loại giỏi và được một công ty phần mềm danh tiếng tuyển dụng. Hiện nay anh đã lập gia đình và có một cậu con trai kháu khỉnh.
Có những người kém may mắn, bị bệnh tật nhưng họ vẫn sống tốt và có nhiều công sức đóng góp cho cuộc đời. Họ học tập, rèn luyện, làm việc, cải thiện đời sống của chính họ và cống hiến trí tuệ cho cuộc sống tiến bộ của nhân loại. Những tấm gương như anh Danh luôn luôn nhắc nhở chúng em phải học tập, rèn luyện và không bao giờ được lười biếng, ỷ lại; phải trau dồi bản thân để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Văn mẫu KỂ MỘT CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾN THẮNG BỆNH TẬT văn mẫu 4 SGK
Kể một câu chuyện về chiến thắng bệnh tật - mẫu 3
Phải nằm một chỗ suốt 25 năm nay vì căn bệnh xương thủy tinh bẩm sinh, Nguyễn Thị Thu Thương vẫn không ngừng làm ra những chiếc khăn len, mũ len, tất, túi đeo điện thoại, đèn bàn bằng cúc áo...rất dễ thương.
Cô gái chỉ nặng 16kg, cao chưa đầy 80cm với đôi tay khéo léo và nghị lực phi thường ấy đang là chủ cửa hàng nhỏ tại số nhà 13, ngõ 11, phố Lương Định Của, quận Đống Đa, Hà Nội chuyên bán những sản phẩm thủ công do cô là ra.
Nhà nghèo, là con thứ hai trong gia đình có bốn chị em gái, không may Thương bị mắc căn bệnh xương thủy tinh bẩm sinh. Chỉ cần va chạm mạnh là xương của Thương có thể gãy bất cứ lúc nào. Vì vậy mà bố mẹ cô dù rất muốn nhưng không thể cho cô đến trường. Nhìn các bạn tung tăng đi học, Thương rất tủi thân và chỉ ao ước được biết chữ. Biết được tâm lý của con, hằng ngày mẹ Thương bớt chút việc nhà và dạy con học chữ.
Chỉ nằm một chỗ nhưng Thương rất thông minh và học chữ khá nhanh. Thương biết chữ rồi lại được mẹ dạy đan len. Người yếu, khó cử động, mỗi lần đưa mũi đan lên tay tưởng chừng như muốn gãy, trầy da, chảy máu, dù vô cùng đau đớn nhưng Thương vẫn cố tập và sau một tuần thì có thể đan thành thạo.
Trong thâm tâm, Thương không muốn là gánh nặng của gia đình và là một người vô dụng. Năm 2003 khi xem chương trình "Người tốt, việc tốt" trên Đài Truyền hình Hà Nội, Thương rất khâm phục nghị lực phi thường của cô Lê Minh Hiền - Một người khuyết tật, lập ra câu lạc bộ dạy nghề "Vì ngày mai" dành cho những người khuyết tật. Lúc đó, Thương chỉ muốn đến câu lạc bộ của cô Hiền để học nghề và có thể tự tay làm ra những sản phẩm, kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ. Thương con bé nhỏ, bệnh tật, lúc đầu bố mẹ Thương không đồng ý nhưng thấy Thương quyết tâm nên dần dần gia đình cũng ủng hộ.
Nhớ lại những ngày đầu vào học, Thương vẫn còn cảm giác run run khi được mẹ bế trên tay, cô bé dùng hết sức mình để gồng người lên, lấy lại bình tỉnh vì sợ không được vào học. Trái với những gì Thương tưởng tượng, cô Hiền rất tận tình và dạy Thương rất tỉ mỉ về các công đoạn làm chiếc giỏ bằng khuy áo. Học được một năm, Thương chuyển về nhà tự mày mò và làm ra các sản phẩm từ chính bàn tay mình.
Để làm được một chiếc đèn bằng khuy áo, Thương đã phải "vật lộn" bảy ngày liền với 600 chiếc khuy áo. Nhiều lúc Thương mệt quá, ngủ quên mất, mẹ cô phải cất giúp kim và khuy áo trên tay Thương. Cứ hoàn thành một sản phẩm bằng khuy áo, Thương lại đan khăn, mỗi chiếc khăn "ngốn" của Thương mất bốn ngày. Từ cuối năm 2005, Thương xin bố mẹ cho đặt một tủ kính trước nhà để trưng bày sản phẩm.
Ở cửa hàng nhỏ của Thu Thương, một chiếc khăn len có giá từ 50 đến 60 nghìn được bán khá chạy không chỉ vì sự khéo léo của đôi tay cô bé "thủy tinh" mà còn là sự sáng tạo trong từng mẫu mã. Không dừng lại ở những chiếc giỏ hoa và đèn ngủ làm bằng khuy áo, cô chủ còn mở rộng mặt hàng với những chiếc mũ len ngộ nghĩnh, chiếc ví xinh xinh.
Cuối năm 2007, Thương bắt đầu làm quen với Internet và đưa các sản phẩm của mình giới thiệu trên blog.
Trên avatar (hình đại diện) là hình ảnh cô chủ đang mỉm cười và một số sản phẩm "thương hiệu" của cửa hàng. Blog cũng là nơi Thương chia sẻ với những người bạn cùng cảnh ngộ. Danh sách bạn bè trong friend list của Thương đã lên tới 90 người chỉ sau một thời gian ngắn.
Thương tâm sự: "Được làm việc, mình cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, không phải thu mình trong căn phòng chật hẹp. Mình muốn làm được nhiều sản phẩm hơn nữa và hy vọng bán được để kiếm tiền thuốc than và đủ nuôi sống bản thân"...
Kể một câu chuyện về chiến thắng bệnh tật - mẫu 4
Một cậu nhỏ 10 tuổi quyết định học judo dù cánh tay trái của cậu bị mất trong 1 vụ tai nạn oto. Anh đã học judo với 1 võ sư người Nhật.
Vì tin rằng anh đã học rất cần cù và càng ngày càng văn minh, anh thắc mắc vì sao sau 3 tháng tập tành nhưng mà sư phụ chỉ dạy cho anh 1 thế võ.
Cuối cùng, chẳng thể chịu đựng thêm được nữa, cậu nhỏ đã hỏi cô giáo của mình:
– Thưa thầy, con ko được học các môn võ khác sao?
Anh đó đã giải đáp:
– Đây là môn võ độc nhất tôi dạy cho bạn, và cũng là môn võ độc nhất bạn cần học.
Dù chưa hiểu hết lời thầy dạy, mà tin cậy vào thầy, cậu nhỏ vẫn tiếp diễn luyện tập.
Nhiều tháng sau, người chủ cũ đưa anh tới 1 cuộc thi judo. Cậu nhỏ rất kinh ngạc lúc thấy mình thắng dễ trong 2 trận trước tiên.
Trận thứ 3 gian truân hơn, mà 1 khi sau, đối phương mất nhẫn nại trong các đòn tấn công, chàng trai khôn khéo sử dụng võ thuật và giành thắng lợi. Vẫn còn ngỡ ngàng trước thành công của mình, anh tự tin bước vào vòng chung kết.
Lần này, đối phương của anh là 1 võ sĩ cao hơn, khỏe hơn và kinh nghiệm hơn. Vào trận chưa được bao lâu, cậu nhỏ liên tục bị kẻ địch ra đòn và áp đảo hoàn toàn. Cuối hiệp 1, sợ cậu nhỏ bị chấn thương, trọng tài đã ra hiệu chấm dứt trận đánh sớm mà ông thầy ko đồng ý:
Cứ để cậu nhỏ tiếp diễn. – Chủ nhân đề nghị.
Ngay sau lúc trận đánh mở đầu lại, đối phương đã mắc 1 sai trái nghiêm trọng: khinh thường đối phương và mất cảnh giác. Ngay tức tốc, chàng trai đã dùng thế võ lạ mắt của mình để quật ngã đối phương và giam cấm anh ta trên sàn.
Cậu nhỏ đã giành chức quán quân.
Trên đường về, 2 thầy trò xem lại các thế đấu từng trận.
Khi này, chàng trai mới lấy hết dũng cảm để nói ra điều ám ảnh tâm não xưa nay nay:
– Thưa thầy, chỉ với võ công tương tự thì làm sao nhưng mà biến thành quán quân được?
Tôi đã thắng vì 2 lý do. Cô giáo đáp.
– Lý do trước tiên khiến tôi đông đảo đã thuần thục 1 trong những đòn hiểm và hiệu quả nhất của môn võ này. Lý do thứ 2, cách độc nhất để đối phương của bạn có thể phá vỡ thế đứng là nếu họ phải giữ cánh tay trái của bạn.
Và tôi ko có tay trái.
Thỉnh thoảng, điểm yếu của người nào đấy hóa ra lại là sức mạnh mập nhất của họ. Có được hưởng thế là 1 điều tốt, mà có thể biến bất lợi thành lợi thế còn kỳ diệu hơn. Hãy tin vào bản thân, bạn sẽ làm được tất cả!