Văn mẫu KỂ MỘT CÂU CHUYỆN VỀ TẤM GƯƠNG RÈN LUYỆN THÂN THỂ văn mẫu 4 SGK


Văn mẫu KỂ MỘT CÂU CHUYỆN VỀ TẤM GƯƠNG RÈN LUYỆN THÂN THỂ văn mẫu 4 SGK. Phần văn mẫu hay, hướng dẫn giải chi tiết cho từng để văn có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem: Đề bài: Em hãy kể một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể.

Dàn ý Kể một câu chuyện về tấm gương rèn luyện thân thể

Dàn ý - mẫu 1

I. Mở bài: - Ai cũng biết tập thể dục rất tốt. Nhưng kiên trì tập thể dục đều đặn hàng ngày là một việc làm không mấy dễ dàng. Câu chuyện sau đây sẽ làm sáng tỏ điều đó. II. Thân bài: - Gấu Đen vẫn thường tập thể dục mỗi sáng cùng Thỏ Trắng. - Nhưng mùa đông đến, Gấu Đen không còn muốn tập nữa. - Thỏ Trắng không biết thuyết phục Gấu Đen ra sao, phải đi hỏi ý kiến thầy giáo thể dục Hổ Vằn. - Nghe lời thầy, Thỏ Trắng kiên trì tập và ngày càng khỏe mạnh. - Gấu Đen bỏ tập nên hay bị ốm, phải nghỉ học, phải thi lại môn thể dục. - Gấu Đen nghe lời Thỏ Trắng cùng tập thể dục với bạn và đã đạt yêu cầu trong kỳ thi lại. III. Kết bài - Gấu Đen nhận rõ: Tập thể dục thường xuyên quả là rất tốt!

Dàn ý - mẫu 2

I. Mở bài: Giới thiệu về tấm gương rèn luyện thân thể mà em sắp kể. II. Thân bài: Kể những điểm nổi bật về tấm gương rèn luyện thân thể đó. +Hoàn cảnh gia đình. +Thành tích cá nhân. +Lối sống. +Người đó rèn luyện thân thể như thế nào. +Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của người đó để lại ấn tượng trong lòng em. +Học được điều gì từ người đó? III. Kết bài: +Viết ra những cảm nghĩ của em về tấm gương rèn luyện thân thể đó (tự hào, thán phục). +Nêu bài học về việc rèn luyện thân thể. [caption id="attachment_26288" align="alignnone" width="910"]Văn mẫu KỂ MỘT CÂU CHUYỆN VỀ TẤM GƯƠNG RÈN LUYỆN THÂN THỂ văn mẫu 4 SGK Văn mẫu KỂ MỘT CÂU CHUYỆN VỀ TẤM GƯƠNG RÈN LUYỆN THÂN THỂ văn mẫu 4 SGK[/caption]

MẪU VĂN

Kể một câu chuyện về tấm gương rèn luyện thân thể - mẫu 1

Ai cũng biết tập thể dục rất tốt. Nhưng kiên trì tập thể dục đều đặn hằng ngày lại là một việc làm không mấy dễ dàng. Truyện ngắn Quả là rất tốt của Thiếu Kiếm Ba in trong Những câu chuyện bổ ích và lý thú, tập 1 đã giúp chúng ta nhận ra sự cần thiết phải tập thể dục thường xuyên và những khó khăn cần vượt qua để có thể tập thể dục đều đặn hàng ngày. Thỏ Trắng và Gấu Đen ở cạnh nhà nhau. Thỏ Trắng thường gọi Gấu Đen dậy tập thể dục mỗi sáng. Mùa hè, Gấu Đen dậy tập rất chăm chỉ. Nhưng khi mùa đông đến, Gấu Đen đâm ngại, sinh lười. Một hôm, Gấu Đen đã nói với Thỏ Trắng: - Bạn Thỏ Trắng ơi! Mùa Đông lạnh lắm! Bạn chịu khó tập thể dục một mình nhé! Thấy Thỏ Trắng có vẻ không đồng ý, Gấu Đen lý sự thêm: - Mình thấy tập thể dục cũng chẳng ích lợi gì. Bộ mẹ mình cả đời không tập thể dục mà có sao đâu! Cả một vụ đông, bố mẹ mình chỉ có ngủ không làm gì mà vẫn cứ khỏe. Thỏ Trắng nghe Gấu Đen nói cũng đâm hoang mang. Thỏ Trắng liền đi tìm thầy dạy thể dục Hổ Vằn để hỏi. Thầy thể dục chỉ cho Thỏ Trắng thấy rõ lợi ích trước mắt và lâu đài của việc tập thể dục. Rồi thầy kết luận: - Em cứ chịu khó tập thể dục buổi sáng. Rồi em sẽ thấy rõ điều thầy đã nói với em. Nghe lời thầy, Thỏ Trắng kiên trì tập thể dục mỗi sáng. Thỏ Trắng ngày càng dẻo dai, khỏe mạnh. Câu không phải nghỉ buổi học nào. Cuối năm cậu được xếp loại khá. Gấu Đen không tập thể dục nên hay bị ốm, phải nghỉ học luôn. Học lực giảm sút trông thấy. Môn thể dục Gấu Đen không đạt yêu cầu, phải thi lại kỳ sau. Thỏ Trắng an ủi, động viên, từ đấy sáng nào Gấu Đen cũng dậy cùng tập thể dục với Thỏ Trắng. Và lần thi lại sau kỳ nghỉ ấy, Gấu Đen đã đạt yêu cầu. Cậu ta vui mừng nói với Thỏ Trắng: - Tập thể dục thường xuyên quả là rất tốt, bạn nhỉ!

Kể một câu chuyện về tấm gương rèn luyện thân thể - mẫu 2

Trong lời kêu gọi toàn dân tập luyện thể dục thể thao, câu cuối cùng Bác viết: "Tự tôi ngày nào cũng tập". Hầu như trong hồi ký của các đồng chí cách mạng lão thành, hoặc những cán bộ may mắn được sống cùng Người, không ít thì nhiều đều có nói đến việc Bác Hồ tập thể dục rèn luyện thân thể. Việc tập luyện của Bác không chiếm nhiều thời gian trong ngày nhưng thành một nếp sống gây ấn tượng sâu sắc đến mọi người chung quanh. Bác tập luyện rất đều đặn dù trời nóng cũng như ngày lạnh. Ngày nào Bác cũng dậy rất sớm và đánh thức mọi người cùng tập thể dục. Tập xong thì tắm suối, lạnh mấy cũng tắm, rồi đi làm việc. Bác Hồ duy trì nếp tập thể dục và ngày càng làm nội dung tập luyện thêm phong phú. Không chỉ là những động tác của bài tập thể dục thông thường mà còn là tập tạ, nhảy dây thun, dây vải, khí công, quyền thuật, đi bộ, chạy, nhảy... và được Người vận dụng cho phù hợp từng hoàn cảnh cụ thể. Bơi là môn thể thao rất được Bác ưa thích. Trong hồi ký "Sống bên Bác", đồng chí Ngọc Châu có kể: "Những lúc bơi lội, chúng tôi thường bơi quanh Bác để giúp Người khi qua dòng nước lạnh. Nhờ tập luyện đều như vậy nên mỗi khi đi công tác, Bác vẫn cùng chúng tôi bơi qua một cách dễ dàng". Những năm 1957 - 1958, Bác rất thích tập Thái cực quyền. Những đêm trăng, Bác cùng những anh em cảnh vệ thường tập trên sân thượng của Bắc bộ phủ. Sống cùng các chiến sĩ, Bác thường tìm hiểu và tập luyện những bài quyền mới. Bác tập bài mới rất say sưa và chú ý đến từng thế tấn, thế đỡ gạt... Mỗi động tác đều vận gân cốt và tập trung tinh thần, vì vậy Bác đi quyền rất sinh động. Bác cũng rất sốt sắng truyền lại cho các đồng chí của mình những bài quyền mà Bác biết. Những năm sau này khi trở về thủ đô, tuổi Bác thêm cao và sức khỏe không được như trước, Bác đã giảm dần môn chạy bộ nhưng sáng nào Bác cũng tập quyền và đi bộ trong vườn Phủ Chủ tịch. Khi ngoài 70 tuổi, Bác Hồ vẫn kiên quyết duy trì sức khỏe. Bác bỏ hút thuốc và giữ vững chế độ tập luyện và sinh hoạt hàng ngày. Theo đề nghị của Bác, các đồng chí cảnh vệ mua cho Bác 20 quả bóng quần vợt và cất trong ngăn kéo. Bác đặt một sọt giấy vụn cách bàn làm việc chừng 5m, mỗi khi viết mỏi tay, Bác dừng lại và đứng dậy lấy bóng ném vào sọt, ném tay trái rồi đổi qua tay phải. Bác cho biết tập như vậy để rèn luyện sự điều khiển của thần kinh và tính chính xác của đôi tay. Hôm nào ném trúng vào sọt nhiều, Bác thấy vui. Còn hôm nào bóng ra ngoài nhiều, Bác có vẻ không vui. Có lần bác sĩ trông nom sức khỏe của Bác muốn làm Bác vui lòng nên lén đem sọt giấy lại gần, Bác phát hiện thấy không đồng ý và tự tay mình đem lại chỗ cũ... Cho đến ngày nay, tấm gương rèn luyện thân thể của Bác đã khiến hàng triệu người Việt Nam qua bao thế hệ xúc động và phấn đấu noi theo. Văn mẫu KỂ MỘT CÂU CHUYỆN VỀ TẤM GƯƠNG RÈN LUYỆN THÂN THỂ văn mẫu 4 SGK

Kể một câu chuyện về tấm gương rèn luyện thân thể - mẫu 3

Trong buổi học thể dục hôm nay, chúng tôi phải thực hiện nhiệm vụ leo lên một cái cột cao rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang ở phía trên. Nhiều bạn leo giỏi và nhanh như khỉ. Ga-rô-nê leo dễ như không. Cậu khoẻ như một con bò mộng nên khi học môn này cậu chẳng phải gắng sức một chút nào. Tuy nhiên, cũng nhiều bạn thì ì ạch mãi mới leo tới xà ngang. Như cậu Xtác-đi chẳng hạn, cậu ta thở hồng hộc và mặt đỏ lên như chú gà tây. Khi tất cả các bạn đã leo xong, chỉ còn một mình tôi. Tôi vốn dĩ là một học sinh bị tật nguyền từ nhỏ nên thầy đã miễn cho tôi học môn thể dục. Tuy nhiên, hôm nay tôi vẫn muốn thử sức mình. Tôi xin thầy cho leo thử. Thầy lưỡng lự một chút rồi cũng bằng lòng. Thế là tôi bắt đầu leo. Chà! Leo lên cây cột chẳng phải dễ dàng. Tôi nắm chặt lấy cây cột và hai chân cũng quặp chặt thế mà cứ muốn rơi người xuống đất. Tôi cố gắng leo lên từng chút, từng chút một. Tim đập thình thịch trong lồng ngực. Mồ hôi tuôn ra ướt đẫm trán. Tôi vẫn cố leo lên. Chỉ còn chừng nửa mét, rồi hai mươi phân nữa thì tới đích. Ôi! Vượt khoảng cách sau cùng này sao mà gian nan thế. Tôi đã mệt lắm rồi nhưng không thể buông tay. Các bạn đứng dưới đang reo hò cổ vũ tôi. Thầy thì nhìn tôi với ánh mắt vừa lo lắng vừa muốn tôi thành công. Lúc này, tôi chỉ còn cách xà ngang hai ngón tay, rồi cuối cùng tôi cũng đã bám được xà ngang. Tới đây, tôi lấy hết sức để đặt hai khuỷu tay, hai đầu gối và hai bàn chân lên xà. Vậy là tôi đã đứng được trên trên. Mệt ơi là mệt nhưng quả là vui. Thế là tôi đã có thể làm như các bạn trong lớp của tôi rồi!

Kể một câu chuyện về tấm gương rèn luyện thân thể - mẫu 4

Vận động viên thể hình Việt Nam Phạm Văn Mách (quê An Giang) đến nay đã đem về cho môn thể hình Việt Nam tổng cộng mười chiếc huy chương gồm đủ loại. Những đóng góp của anh cho thể thao Việt Nam quá lớn, song điều đơn giản nhất là có một chỗ để an cư lạc nghiệp thì vẫn còn là mơ ước đối với anh. Cuộc đời của vận động viên thể hình này như huyền thoại. Ngày 10-3-1997 định mệnh và cũng là bước ngoặt thay đổi cuộc đời anh. Anh rời quê An Giang khăn gói lên Thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp với hai bàn tay trắng. Là con trai duy nhất của một gia đình có tám chị em, quyết định này của anh đã gây bàng hoàng cho những người thân trong gia đình. Còn đang choáng ngợp trước vẻ lộng lẫy của Thành phố Hồ Chí Minh, chưa biết mưu sinh như thế nào, thì có người bạn cũ là Phạm Hồng Thắng giới thiệu vào Câu lạc bộ thể hình Bàu Cát làm hướng dẫn viên. Để cải thiện nguồn sống, Mách còn nhận lời làm ca sĩ và nhảy trình diễn nhạc Ráp tại Nhà văn hóa Gò vấp. Tháng 5-1997, Mách đăng quang nhà vô địch sinh viên học sinh, nhưng phải đội tên bạn Dương Tấn Dũng, may mà trót lọt. Nhờ vậy, Mách đã lọt vào “mắt xanh” của các huấn luyện viên. Bảy tháng sau, Mách tham dự giải toàn quốc và giành Huy chương Vàng. Huấn luyện viên đội tuyển quốc gia Huỳnh Anh nhận xét Mách vượt trội hơn các đối thủ về vẻ đẹp cơ bắp. Lời nhận xét ấy đã đưa Phạm Văn Mách gia nhập hàng ngũ các lực sĩ của đội tuyển thể hình Việt Nam. Thành công ngày càng lớn, nhưng anh không quên năm năm trời tá túc gian khố tại Thành phố Hồ Chí Minh. Căn phòng trọ hiện Mách đang ở tại Gò vấp chỉ rộng hơn 10m2 xen lẫn trong khu mồ mả, xung quanh nhiều tệ nạn xã hội. Nhưng với Mách, như thế cũng đầy đủ rồi. Anh hạnh phúc với những gì đã có và đang có, mặc dù bạn bè chế giễu nhà vô địch giàu vàng mà cái nhà cũng không ra hồn. Thêm vào đó, vấn đề “nạp năng lượng” đã trở thành kỷ luật của nhà thể hình, nhiều lúc gây khó khăn cho anh. Mỗi ngày phải mất trăm ngàn cho nhu cầu ăn uống, đảm bảo thể chất. Kinh phí tập luyện do ủy ban cấp không đủ trang trải, có tháng phải cầu viện gia đình gửi lên cứu đói, có những lần phải khất cả tiền thuê nhà. Tuy vậy, chúng ta vẫn hi vọng ở nhiều thành công phía trước của anh. Vì nhà vô địch Phạm Văn Mách của Việt Nam ta còn yêu và say nghề. Tin rằng anh sẽ vượt qua tất cả và thành công. Anh quả là một tấm gương rèn luyện thân thể tiêu biểu để mọi người noi theo.

Kể một câu chuyện về tấm gương rèn luyện thân thể - mẫu 5

Nằm trong khuôn khổ Hội khỏe Phù Đổng cấp Thành phố vừa qua, em Chu Quang Đạt học sinh lớp 5A1 đã góp phần làm nên thành tích xuất sắc của đội chạy tiếp sức nam – giành huy chương Vàng cấp Thành phố ở cự ly chạy 8 x 50m. Ấn tượng đầu tiên của mọi người khi gặp Quang Đạt đó là một cậu bé hiền lành cởi mở và rất dễ gần. Không những năng động, giỏi các môn thể thao như đá cầu, cầu lông mà đạt còn là một học sinh giỏi toàn diện về các môn văn hóa. Để đạt được thành tích cao, em đã phải tự đặt ra cho mình một kế hoạch học tập và rèn luyện khoa học. Em phải cân đối việc học văn hóa và luyện tập thể thao hợp lý về thời gian và quyết tâm thực hiện đều đặn. Trong đợt thi HKPĐ cấp quận em bị sốt phỏng dạ phải nghỉ học gần 1 tháng. Khỏi ốm, tuy sức khỏe còn yếu nhưng em vẫn cố gắng tham gia thi cấp quận và thành tích không được như mong muốn, đứng thứ 4 nhưng em có tên trong danh sách đội tuyển chạy tiếp sức, tập luyện để tham gia thi cấp Thành phố. Em đã rất chăm chỉ tập luyện, sau khi tập các bài tập cùng các bạn ở đội tuyển về trường em lại tiếp tục say mê luyện tập thêm các bài tập do cô giáo hướng dẫn. Không phụ lòng mong mỏi của các thấy cô và gia đình, em và các bạn trong đội tuyển đã đạt Huy chương Vàng nội dung chạy tiếp sức. Chia sẻ về thành tích của mình, em nói:” Đó cũng chỉ là thành công bước đầu, em còn phải cố gắng nhiều hơn nữa để có được thành tích cao hơn, xứng đáng với niềm tin của gia đình và các thầy cô giáo”. Với thành tích đáng tự hào, Quang Đạt được Ủy ban nhân dân quận Long Biên tặng giấy khen về thành tích tiêu biểu trong phong trào thể dục thể thao. Kết quả tuyệt vời này của em đã đóng góp thêm vào bảng vàng thành tích vẻ vang của học sinh Phúc Lợi trong Hội khỏe Phù Đổng cấp Thành phố. Em cũng là gương mặt học sinh xuất sắc trong phong trào thể dục thể thao của Trường Tiểu học Phúc Lợi. Trên những chặng đường tiếp theo chúc em sẽ đạt được nhiều thành tích cao hơn nữa với khả năng và sự tự tin của mình.

Kể một câu chuyện về tấm gương rèn luyện thân thể - mẫu 6

Anh Danh, kĩ sư trong khu phố em là một tấm gương rèn luyện thân thể và chiến thắng bệnh tật đáng khâm phục. Anh Danh bị sốt tê liệt từ bé, hai chân không phát triển được bình thường. May mắn là đôi chân bệnh tật ấy tuy nhỏ một chân thấp một chân cao nhưng vẫn co duỗi và đi lại được. Anh Danh ít khi ra ngoài, anh học tập chăm chỉ và rất giỏi. Những năm Trung học anh đều đạt học sinh giỏi. Rồi anh thi đỗ vào trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, khoa Công nghệ Thông tin. Việc học của anh đôi khi bị gián đoạn vì sức khỏe của anh yếu, thường hay trở bệnh liệt giường. Khi đỡ bệnh, anh đi khập khiễng đến giảng đường trường Đại học. Thường xuyên đau ốm nhưng anh luôn luôn vui vẻ lạc quan. Để rèn luyện thể lực, anh tập chạy tại chỗ, rồi bệnh cũng lui dần. Chân anh không thể trở lại như người bình thường được nhưng anh khỏe khoắn hơn, không ốm đau thường xuyên như trước. Anh nhận bằng tốt nghiệp kĩ sư loại giỏi và được một công ty phần mềm danh tiếng tuyển dụng. Hiện nay anh đã lập gia đình và có một cậu con trai kháu khỉnh. Có những người kém may mắn, bị bệnh tật nhưng họ vẫn sống tốt và có nhiều công sức đóng góp cho cuộc đời. Họ học tập, rèn luyện, làm việc, cải thiện đời sống của chính họ và cống hiến trí tuệ cho cuộc sống tiến bộ của nhân loại. Những tấm gương như anh Danh luôn luôn nhắc nhở chúng em phải học tập, rèn luyện và không bao giờ được lười biếng, ỷ lại, phải trau dồi bản thân để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Văn mẫu KỂ MỘT CÂU CHUYỆN VỀ TẤM GƯƠNG RÈN LUYỆN THÂN THỂ văn mẫu 4 SGK

Kể một câu chuyện về tấm gương rèn luyện thân thể - mẫu 7

Bố em là một người rất yêu thích thể thao. Có em vì là con trai và hay chơi với bố nên em cũng hay xem các chương trình thể thao lắm. Năm ngoái em đã cùng bố xem một trận đấu cử tạ trên tivi của Paralympic 2016. Một vận động viên cử tạ cho em nhiều ấn tượng nhất là vận động viên Lê Văn Công. Bố em nói Paralympic là một lễ vận hội thể thao dành cho các vận động viên là người khuyết tật. Anh Công có dáng người đậm, nước da của anh ngăm ngăm đen. Đôi mắt của anh to tròn và đen. Anh có hai hàng lông mày đen đậm, sống mũi cao và thẳng. Bờ vai của anh to khỏe, chắc nịch, đó là một điều quan trọng mà mỗi một lực sĩ của tạ cần phải có. Hai cơ bắp của anh Công cuồn cuộn lên mỗi lần anh nâng tạ. Bàn tay anh thô và sần có lẽ bởi tập luyện và thi đấu quá nhiều. Đôi chân của anh bị tật không thể đi lại được như người bình thường. Anh thường phải di chuyển bằng xe lăn. Bố nói anh sinh ra đã bị bẩm sinh như vậy rồi. Dù không có được một đôi chân như người bình thường nhưng bù lại đôi bàn tay anh thật chắc và khỏe. Anh Công dù có gặp khó khăn baoa nhiêu nhưng trên môi vẫn luôn luôn nở nụ cười thân thiện. Vượt qua mọi khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. Qủa là một người giàu nghị lực và đáng kính trọng. Luwcja sĩ Công đã giành rất nhiều thành tích cao trên đấu trường quốc tế. Một trong số đó là giải vàng đại hội thể thao Châu Á 2014, huy chương vàng Châu Á 2015 và đặc biệt là phá kỷ lục thế giới tại Paralympic 2016 Một bảng thành tích thật đáng ngưỡng mộ. Em rất yêu quý và cảm phục lực sĩ Lê Văn Công. Anh không chỉ là một lực sĩ tài năng mà còn là một tâm gương vươn lên rèn luyện thân thể thật đáng kính trọng.

Kể một câu chuyện về tấm gương rèn luyện thân thể - mẫu 8

Ý chí và nghị lực là rất cần thiết giúp mỗi người chúng ta vượt qua khó khăn và những thử thách trong cuộc sống. Và em muốn muốn kể cho các bạn nghe về một tấm gương với ý chí và nghị lực không ngừng rèn luyện thân thể của mình đã vượt lên trên số phận để thành công. Đó là tấm gương của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký sinh ra đã có hoàn cảnh kém may mắn khi thầy bị liệt cả hai tay, mọi hoạt động và sinh hoạt đều rất khó khăn chứ chưa nói gì đến chuyện đi học. Những tưởng con người ấy sẽ chấp nhận đầu hàng số phận, nhưng không, số phận kém may mắn không những không trở thành rào cản mà còn là động lực để thầy cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Thầy vẫn khát khao được đi học như những bạn cùng trang lứa nhưng điều này thực sự rất khó khăn vì đôi tay ấy làm sao có thể cầm được bút để viết nên những con chữ như những bạn bình thường. Và rồi thầy quyết định tập viết bằng chân, điều này tưởng như không tưởng nhưng lại trở thành hiện thực với thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Những ngày đầu tập viết bằng chân của thầy vô cùng khó khăn, nhưng chưa lúc nào thầy nghĩ đến chuyện từ bỏ vì với thầy thất bại lớn nhất của một người là chấp nhận từ bỏ mà không nghĩ đến việc sẽ cố gắng hết sức, những nét chữ nó không theo ý muốn của thầy cứ nguệch ngoạc không thành chữ. Nhưng rồi với sự kiên trì chịu khó của mình, ngày nào thầy cũng luyện tập, tập viết mọi lúc mọi nơi, có khi thầy tập viết bằng những mẩu gạch thay cho bút và phấn, những mẩu gạch kẹp vào chân rất khó khăn và còn đau nữa nhưng điều đó không khuất phục được tinh thần học tập của thầy. Và cuối cùng, thầy đã thành công, mặc dù viết bằng chân nhưng chữ của thầy rất đẹp, thậm chí còn đẹp hơn nhiều chữ của những bạn viết bằng tay. Tất cả là nhờ vào sự chăm chỉ luyện tập không quản ngại khó khăn gian khổ của thầy. Năm học nào thầy cũng đạt thành tích cao trong học tập, các bạn bè trong lớp trước đây từ thái độ xem thường, miệt thị thầy bao nhiêu thì giờ đây lại khâm phục thầy bấy nhiêu. Để rồi sau này thầy trở thành một thầy giáo giỏi tâm huyết với sự nghiệp trồng người của mình như bây giờ chúng ta vẫn nhắc đến tên của thầy với một sự khâm phục và kính trọng. Nhắc đến tên của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thì không một ai của đất nước Việt Nam không biết. Ở thầy chúng ta thầy được sự cố gắng, ý chí, nghị lực và tinh thần rèn luyện thân thể của một người đã vượt lên trên số phận bất hạnh để thành công.

Kể một câu chuyện về tấm gương rèn luyện thân thể - mẫu 9

Câu chuyện cổ tích dành cho U23 Việt Nam hết qua chương hào hùng này lại tới chương lẫy lừng khác. Chiến thắng sau loạt luân lưu nghẹt thở trước U23 Qatar đưa niềm tự hào của Đông Nam Á vào tới trận chung kết châu lục. Và với riêng Bùi Tiến Dũng, hai lần thành người hùng sau những màn đấu súng trước Iraq và Qatar như một sự chiều lòng của số phận, sau quá khứ cơ cực, khó khăn và nhiều nước mắt. Anh quả là một tấm gương rèn luyện thân thể tiêu biểu để mọi người noi theo. Làng Bào, xã Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa là nơi Tiến Dũng cùng em trai Tiến Dụng sinh ra và lớn lên. Tiến Dũng là con thứ hai trong gia đình 3 chị em dân tộc Mường. Nhà Dũng nghèo. Bố mẹ quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Tuổi thơ em gắn với bờ tre, gốc rạ, với những củ sắn, củ khoai trở thành bữa ăn quen thuộc từng ngày, từng tháng…. Mâm cơm của những chàng trai đang tuổi ăn, tuổi lớn chỉ độc một đĩa thịt lợn mỡ và chút ít canh, rau cho đủ bữa qua ngày. Tiến Dũng cùng những đồng đội thuở ấy phải chia nhau từng muôi cơm, miếng thịt. Những buổi sáng đi học văn hóa, anh chỉ có nắm xôi tí hon ăn cho đỡ nóng ruột. Thậm chí có hôm, Dũng phải bấm chặt bụng nhịn đói. Bóng đá trở lại với Tiến Dũng chẳng dễ dàng. Nhưng anh chẳng bao giờ trách rằng mình cơ cực đến vậy. Với Tiến Dũng, được đá bóng đã là điều may mắn, được ăn thịt, dù là thịt mỡ cũng là niềm hạnh phúc vô bờ bến”. Bùi Tiến Dũng là viên ngọc sáng của FLC Thanh Hóa. Câu chuyện về một chàng thủ môn tài năng có một quá khứ nghèo khó và từng suýt phải bỏ bóng đá để tìm đường mưu sinh đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho những bạn học sinh. Nó không chỉ đơn thuần là đề thi, mà còn là câu chuyện cuộc sống, câu chuyện về nghị lực và vượt lên hoàn cảnh của những người trẻ. Từ đó, trở thành động lực của rất nhiều người. Bởi lẽ, “chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm vô vàn những mũi gai”, quá khứ khổ cực và tương lai sáng lạn của thủ môn Bùi Tiến Dũng cũng như vậy. Phải trải qua bao khó khăn mới gặt hái được thành quả hôm nay. Đó cũng là bài học, là hy vọng cho những bạn trẻ, khi cuộc đời luôn là những chuỗi thử thách dài kỳ.

Kể một câu chuyện về tấm gương rèn luyện thân thể - mẫu 10

Ai cũng biết tập thể dục rất tốt. Nhưng kiên trì tập thể dục đều đặn hằng ngày lại là một việc làm không mấy dễ dàng. Truyện ngắn Quả là rất tốt của Thiếu Kiếm Ba in trong Những câu chuyện bổ ích và lý thú, tập 1 đã giúp chúng ta nhận ra sự cần thiết phải tập thể dục thường xuyên và những khó khăn cần vượt qua để có thể tập thể dục đều đặn hàng ngày. Thỏ Trắng và Gấu Đen ở cạnh nhà nhau. Thỏ Trắng thường gọi Gấu Đen dậy tập thể dục mỗi sáng. Mùa hè, Gấu Đen dậy tập rất chăm chỉ. Nhưng khi mùa đông đến, Gấu Đen đâm ngại, sinh lười. Một hôm, Gấu Đen đã nói với Thỏ Trắng: -Bạn Thỏ Trắng ơi! Mùa Đông lạnh lắm! Bạn chịu khó tập thể dục một mình nhé! Thấy Thỏ Trắng có vẻ không đồng ý, Gấu Đen lý sự thêm: -Mình thấy tập thể dục cũng chẳng ích lợi gì. Bộ mẹ mình cả đời không tập thể dục mà có sao đâu! Cả một vụ đông, bố mẹ mình chỉ có ngủ không làm gì mà vẫn cứ khỏe. Thỏ Trắng nghe Gấu Đen nói cũng đâm hoang mang. Thỏ Trắng liền đi tìm thầy dạy thể dục Hổ Vằn để hỏi. Thầy thể dục chỉ cho Thỏ Trắng thấy rõ lợi ích trước mắt và lâu đài của việc tập thể dục. Rồi thầy kết luận: -Em cứ chịu khó tập thể dục buổi sáng. Rồi em sẽ thấy rõ điều thầy đã nói với em. Nghe lời thầy, Thỏ Trắng kiên trì tập thể dục mỗi sáng. Thỏ Trắng ngày càng dẻo dai, khỏe mạnh. Câu không phải nghỉ buổi học nào. Cuối năm cậu được xếp loại khá. Gấu Đen không tập thể dục nên hay bị ốm, phải nghỉ học luôn. Học lực giảm sút trông thấy. Môn thể dục Gấu Đen không đạt yêu cầu, phải thi lại kỳ sau. Thỏ Trắng an ủi, động viên, từ đấy sáng nào Gấu Đen cũng dậy cùng tập thể dục với Thỏ Trắng. Và lần thi lại sau kỳ nghỉ ấy, Gấu Đen đã đạt yêu cầu. Cậu ta vui mừng nói với Thỏ Trắng: -Tập thể dục thường xuyên quả là rất tốt, bạn nhỉ! Văn mẫu KỂ MỘT CÂU CHUYỆN VỀ TẤM GƯƠNG RÈN LUYỆN THÂN THỂ văn mẫu 4 SGK
Bài trước
Bài sau

Chúng tôi luôn nỗ lực
để người dùng hạnh phúc hơn