Soạn bài TẬP ĐỌC: LÒNG DÂN (TIẾP THEO) giải Tiếng Việt 5 tập 1 Trang 30 31 SGK


Soạn bài TẬP ĐỌC: LÒNG DÂN (TIẾP THEO) giải Tiếng Việt 5 tập 1 Trang 30 31 SGK. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:

Lòng dân Nhân vật: Dì Năm - 29 tuổi                              An -12 tuổi, con trai dì Năm                          Lính                                   Cai  Cảnh trí: Một ngôi nhà nông thôn Nam Bộ. Cửa nhà quay vào phía trong sân khấu. Bên trái kê một cái bàn, hai cái ghế. Bên phải là một chõng tre, trên có mâm cơm.  Thời gianBuổi trưa. Má con dì Năm đang ăn cơm thì một chú cán bộ bị địch rượt bắt chạy vô. Dì Năm chỉ kịp đưa chú một chiếc áo để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm. Vừa lúc ấy, một tên cai và một tên lính chạy tới.  Cai:        - Anh chị kia!  Dì Năm: - Dạ, cậu kêu chi? Cai:        - Có thấy một người mới chạy vô đây không?  Dì Năm: - Dạ, hổng thấy.  Cán bộ:  - Lâu mau rồi cậu?  Cai:        - Mới tức thời đây.  Cai:        - Thiệt không thấy chớ? Rõ ràng nó quẹo vô đây (vẻ bực dọc). Anh nầy là...  Dì Năm: - Chồng tui. Thằng nầy là con.  Cai:        - (Xẵng giọng) Chồng chị à? Dì Năm: - Dạ, chồng tui.  Cai:        - Để coi. (Quay sang lính) Trói nó lại cho tao (chỉ dì Năm). Cứ trói đi. Tao ra lịnh mà (lính trói dì Năm lại).  An:         - (Ôm dì Năm, khóc òa) Má ơi má!  Cán bộ:  - (Buông đũa đứng dậy) Vợ tôi...  Lính:      - Ngồi xuống! (Chĩa súng vào chú cán bộ) Rục rịch tao bắn.  Dì Năm: - Trời ơi! Tui có tội tình chi?  Cai:       - (Dỗ dành) Nếu chị nói thiệt, tôi thưởng. Bằng chị nhận anh này là chồng, tôi bắn chị tức thời, đốt luôn cái nhà này nữa.  Dì Năm: -  Mấy cậu... để tui...  Cai:        - Có thế chớ! Nào, nói lẹ đi!  Dì Năm: - (nghẹn ngào) An... (An "dạ"). Mầy qua bà Mười... dắt con heo về..., đội luôn năm giạ lúa. Rồi ... cha con ráng đùm bọc lấy nhau.  Cai:        - Hừm! Thằng nhỏ, lại đây. Ông đó phải tía mầy không? Nói dối tao bắn.  An:        - Dạ, hổng phải tía...  Cai:       - (hí hửng) Ờ giỏi! Vậy là ai nào?  An:        - Dạ, cháu ... kêu bằng ba, chứ hổng phải tía.  Cai:       - Thằng ranh! (ngó chú cán bộ) Giấy tờ đâu, đưa coi!  Cán bộ: - (Giọng miễn cưỡng) Để tôi đi lấy (chú toan đi, cai cản lại)  Cai:        - Để chị này đi lấy. (Quay sang lính). Mở trói tạm cho chị. (Dì Năm vào buồng)  Dì Năm: - (Nói vọng ra) Ba nó để chỗ nào?  Cán bộ:  - Thì coi đâu đó.  Cai:        -Trời ơi, con ruồi bay qua là tao biết ngay con đực hay cái mà. Qua mặt tao không nổi đâu! Cán bộ : - Có không, má thằng An? Dì Năm: - Chưa thấy.  Cai:        - Thôi trói lại dẫn đi  Dì Năm: - Đây rồi nè. Mấy cậu coi. Làng này ai hổng biết Lâm Văn Nên, 31 tuổi, con ông Dừa (đưa giấy cho cai, cai chuyển cho lính)  Cai:        - Nè đọc coi! - Lính (đọc): Anh tên ...  Cán bộ: - Lâm Văn Nên, 31 tuổi, con ông ...  Cai (vẻ ngượng ngập): Thôi... thôi được rồi. (ngó dì Năm) Nhà có gà vịt gì không chị Hai? Cho một con nhậu chơi hà! Theo Nguyễn Văn Xe Tía (tiếng Nam Bộ): cha Chỉ (tiếng Nam Bộ): chị ấy Nè (tiếng Nam Bộ): này Theo Nguyễn Văn Xe  Cai: Chức thấp nhất trong quân đội thời trước, chỉ xếp trên lính thường.  Hổng thấy: Không thấy  Thiệt: thật Quẹo vô: Rẽ vào Lẹ: Nhanh  Ráng: Cố, cố gắng Tía(tiếng Nam Bộ): cha  Chỉ (tiếng Nam Bộ): chị ấy   (tiếng Nam Bộ): này  

Nội dung chính Lòng dân (tiếp theo)

Dì Năm tiếp tục giả nhận chú cán bộ làm chồng, bé An cũng không sợ hãi, nhận chú làm ba. Dì Năm còn lấy giấy tờ để chứng minh chú cán bộ là chồng mình. Nhờ vậy mà bọn cai, lính bị lừa, không bắt cán bộ.

Bố cục bài Lòng dân (tiếp theo)

Có thể phân chia tiếp vở kịch thành các đoạn như sau: Đoạn 1: Từ đầu đến chú toan đi, cai cản lại Đoạn 2: Từ Để chị này đi lấy đến Chưa thấy Đoạn 3: Phần còn lại

Câu 1 (trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?

Trả lời: An đã làm cho bọn giặc mừng hụt khi trả lời tên cai: "Dạ, không phải tía." "Dạ cháu kêu bằng ba chứ không phải tía."

Câu 2 (trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?

Trả lời: Dì Năm ứng xử với tên cai rất thông minh, qua các chi tiết: kéo dài thời gian để ngầm báo với chú cán bộ về tuổi người chồng và chá chồng thật của dì Năm, qua đó người cán bộ sẽ trả lời với tên Cai trùng khớp với ý dì Năm.

Câu 3 (trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân?

Trả lời: Vở kịch được đặt tên là Lòng dân vì nọi dung vở kịch đa thể hiện tinh thần bảo vệ cán bộ cách mạng của người dân trong bất kì hoàn cảnh nào. Qua dó ca ngợi tấm lòng của dân đối với cách mạng. Người cán bộ cách mạng dù ở đâu cũng được dân che chở, nuôi giấu.

Câu 4 (trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Phân vai, đọc diễn cảm toàn bộ đoạn kịch.

Trả lời: Học sinh tự phân vai và đọc diễn cảm vở kịch.

Soạn bài TẬP ĐỌC: LÒNG DÂN (TIẾP THEO) giải Tiếng Việt 5 tập 1 Trang 30 31 SGK

Bài trước
Bài sau

Chúng tôi luôn nỗ lực
để người dùng hạnh phúc hơn