Soạn bài LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ giải Tiếng Việt 5 tập 1 Trang 131 SGK


Soạn bài LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ giải Tiếng Việt 5 tập 1 Trang 131 SGK. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:

Câu 1 (trang 131 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Tìm những cặp quan hệ từ trong những câu sau:

a) Nhờ phục hồi rùng ngập mặn mà ở nhiều địa phương, môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng b) Lượng cua con trong vùng rừng ngập mặn phát triển, cung cấp đủ giống không những cho hàng nghìn đầm cua ở địa phương mà còn cho hàng trăm đầm cua ở các vùng lân cận. Trả lời: a) Cặp quan hệ từ: nhờ - mà. b) Cặp quan hệ từ: không những – mà còn.

Soạn bài LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ giải Tiếng Việt 5 tập 1 Trang 131 SGK

Câu 2 (trang 131 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Hãy chuyển mỗi cặp câu trong đoạn a hoặc đoạn b dưới đây thành một câu sử dụng các cặp quan hệ từ vì… nên.. hoặc chẳng những… mà…

a) Mấy năm qua, chúng tá đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều. Vì thế ở các tỉnh ven biển như Cà Mau, Bạc Liêu, Nghệ An, Thái Bình, Quảng Ninh,… đều có phong trào trồng rừng ngập mặn. b) Ở ven biển các tỉnh như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Quảng Ninh,… đều có các phong trào trồng rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn còn được trồng ở các đảo mới bồi ngoài biển như Cồn Vành, Cồn Đen (Thái Bình), Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Mờ (Nam Định),… Trả lời:
a) Vì mấy năm qua chúng ta làm tốt công tác… bảo vệ đê điều, nên ở ven biển các tỉnh như… rừng ngập mặn. b) Chẳng những ở ven biển các tỉnh như Bến Tre,… trồng rừng ngập mặn mà rừng ngập mặn còn được trồng ở các đảo… Cồn Mờ (Nam Định).

Câu 3 (trang 131 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Hai đoạn văn sau có gì khác nhau? Đoạn nào hay hơn? Vì sao?

Trả lời: * So sánh hai đoạn văn (Trang 131-132, sgk Tiếng việt 5, tập 1) - Đoạn a: sử dụng quan hệ từ và, không sử dụng cặp quan hệ từ. - Đoạn b: sử dụng quan hệ từ và cặp quan hệ từ. + Quan hệ từ: và, vì vậy, cũng (vì vậy) + Cặp quan hệ từ: Vì… nên… → Vì vậy, ta thấy đoạn a hay hơn. Bởi vì câu văn ngắn gọn, chính xác về ý nghĩa nội dung thông báo. Điều tác giả muốn nói là ca ngợi lòng yêu thương loài vật của cô bé Mai đã rất nổi bật qua đoạn văn a.
Bài trước
Bài sau

Chúng tôi luôn nỗ lực
để người dùng hạnh phúc hơn