Văn mẫu THUYẾT MINH VỀ TRÒ CHƠI NHẢY BAO BỐ văn mẫu 7 học kì 2 Kết nối tri thức


Văn mẫu THUYẾT MINH VỀ TRÒ CHƠI NHẢY BAO BỐ văn mẫu 7 học kì 2 Kết nối tri thức. Phần văn mẫu hay, hướng dẫn giải chi tiết cho từng để văn có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:

Đề bài: Viết bài văn thuyết minh về trò chơi nhảy bao bố.

Dàn ý Thuyết minh về trò chơi nhảy bao bố

a. Mở bài:

– Giới thiệu về trò chơi dân gian nhảy bao bố.

b. Thân bài:

– Nguồn gốc của trò chơi nhảy bao bố. – Giải thích cái tên của trò chơi: Tại sao gọi là nhảy bao bố? – Đối tượng tham gia chơi. – Các dịp tổ chức trò chơi (lễ hội, thi đấu…). – Cách thức tổ chức trò chơi. – Cách thức chơi.

c. Kết bài:

– Cảm nghĩ về trò chơi dân gian nhảy bao bố. – Vị trí của trò chơi dân gian này trong truyền thống văn hóa, tâm hồn của con người Việt Nam.

MẪU VĂN

Thuyết minh về trò chơi nhảy bao bố - mẫu 1

Từ ngàn năm nay, nền văn học dân gian đã thấm nhuần trong đời sống của nhân dân ta, ngay đến những trò chơi dân gian cũng được phổ biến rộng rãi và quen thuộc, nhất là ở những vùng nông thôn. Một trong những trò chơi như vậy là trò chơi dân gian nhảy bao bố. Nhảy bao bố là một trò chơi dân gian rất được ưu chuộng trong các hoạt động tập thể tại trường học hoặc trong các đợt tổ chức lễ hội, thi tập thể ở các địa phương tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Trò chơi này giúp tăng cường sức khỏe, sự nhanh nhẹn của người tham gia, đồng thời cũng đầy ắp tiếng cười, sự sảng khoái. Nhảy bao bố là trò chơi giúp rèn luyện thể lực, sức bật, sự khéo léo trong việc giữ thăng bằng. Tạo không khí vui vẻ, đoàn kết khi tham gia. Trò chơi nhảy bao bố không hạn chế số lượng người tham gia, nếu đông người tham gia có thể chia thành đội để thi đấu tại sân trường, bãi đất trống rộng rãi và bằng phẳng. Trước khi chơi nhảy bao bố chúng ta cần chuẩn bị sẵn một bao bố (bao tải). Kẻ vạch xuất phát và đích đến. Sau khi chuẩn bị xông, tất cả người chơi đứng thành hàng ngang trước vạch xuất phát, cho cả hai chân vào trong bao tải kéo lên cao hai tay cầm hai bên miệng bao để ngang hông. Khi có hiệu lệnh xuất phát người chơi bắt đầu nhảy về phía trước, chỉ được phép nhảy không được phép đi hoặc chạy. Người nào đến đích đầu tiên thì là người thắng cuộc Phải quy định và thống nhất kích cỡ bao bố ngay từ đầu. Người nào nhảy mà bị té ngã coi như là thua cuộc, tuy nhiên vẫn phải đứng lên hoàn thành phần thi. Kỹ năng nhảy bao bố vô cùng quan trọng, người nhảy phải khéo léo để không bị té ngã, di chuyển nhanh sẽ là người dành chiến thắng. Hiện nay, có rất nhiều trò chơi dân gian đã bị thay thế bởi những trò chơi game hiện đại, cuốn hút. Thế nhưng, trò chơi nhảy bao bố chắc chắn vẫn luôn được yêu mến, giữ gìn bởi những thế hệ về sau. [caption id="attachment_24027" align="alignnone" width="775"]Văn mẫu THUYẾT MINH VỀ TRÒ CHƠI NHẢY BAO BỐ văn mẫu 7 học kì 2 Kết nối tri thức Văn mẫu THUYẾT MINH VỀ TRÒ CHƠI NHẢY BAO BỐ văn mẫu 7 học kì 2 Kết nối tri thức[/caption]

Thuyết minh về trò chơi nhảy bao bố - mẫu 2

Việt Nam là một nước đang phát triển và có đời sống vật chất cũng ngày càng tiến bộ. Nhưng không thể phủ nhận đời sống tinh thần dân ta quả thật phong phú và đa dạng từ xa xưa dần dần theo dòng chảy thời gian nó trở thành một nét văn hóa, trong đó có trò chơi nhảy bao bố. Khi nhắc đến các trò chơi dân gian, đặc biệt là trò chơi vận động không thể bỏ qua trò chơi nhảy bao bố. Thậm chí trong các lễ hội truyền thống hoặc hội thao, nhảy bao bố còn được chọn làm môn thi đấu. Nhảy bao bố là trò chơi giúp rèn luyện thể lực, sức bật, sự khéo léo trong việc giữ thăng bằng. Tạo không khí vui vẻ, đoàn kết khi tham gia. Trò chơi Nhảy bao bố thực tế không giới hạn số người tham gia. Do đó bạn không cần phải lo lắng về việc chuẩn bị người chơi. Trước khi chơi trò chơi Nhảy bao bố, cần chuẩn bị các yếu tố sau đây: Dụng cụ sử dụng, địa điểm tổ chức. Về dụng cụ, ta cần chuẩn bị bao bố với số lượng đủ cho những đội chơi tham gia. Ví dụ: Nếu có 2 đội thì cần chuẩn bị 2 bao bố, cùng với phấn để kẻ vạch xuất phát và vạch đích. Tất cả những chuẩn bị này sẽ có ích cho quá trình tổ chức trò chơi. Về địa điểm tổ chức, ta cần lưu ý địa điểm tổ chức chọn địa điểm có diện tích tương đối rộng và bằng phẳng để người chơi có thể chơi thoải mái mà không gặp phải cản trở hoặc nguy hiểm khi chơi. Có thể chọn sân trường, sân chơi tập thể, bãi biển, sân bóng… Trước khi bắt đầu trò chơi, quản trò hay trọng tài đứng ra chia số người chơi thành các đội, mỗi đội từ 5 đến 7 thành viên. Có thể chia thành hai, ba hoặc bốn đội tùy thuộc vào số người chơi. Đảm bảo số thành viên của các đội như nhau. Tiếp đến, kẻ các ô hàng dọc là đường chạy của mỗi đội cách nhau chừng 1 m. Kẻ một vạch đích và một vạch xuất cắt qua các ô hàng dọc này, đảm bảo đường chạy dọc của các đội là đều nhau. Quảng đường giữa vạch đích và xuất xuất là khoảng 10m. Các đội chơi đứng thành hàng dọc ở vạch xuất phát tại ô hàng dọc của mình. Người chơi đầu tiên, chui vào bao bố, chuẩn bị ở vạch xuất phát. Đến khi trọng tài ra hiệu lệnh như thổi còi hoặc hô vang “ Bắt đầu”, người chơi đầu tiên tay nắm chặt miệng bao bố và dùng lực nhảy từng bước một cho đến khi đến vạch đích. Lưu ý người chơi chỉ được phép nhảy trong phạm vi hàng dọc của đội mình được phân. Khi đến vạch đích, người chơi thứ nhất lại quay trở lại, nhảy lại đến vạch xuất phát. Khi vượt qua vạch xuất phát, người chơi thứ nhất đưa bao cho người chơi thứ hai. Và người chơi thứ hai bắt đầu lượt chơi của mình. Cứ như vậy, trò chơi diễn ra liên tục cho tới khi người cuối cùng hoàn thành lượt chơi của mình. Đội nào có người cuối cùng về đích đầu tiên và không vi phạm các điều lệ của trò chơi là đội chiến thắng. Tham gia trò chơi, người chơi cần chú ý một số trường hợp sẽ được tính là phạm quy, vi phạm một trong trong số các điều lệ sau thì đội đó sẽ bị xử lí thua: Trong lúc thi đấu cuộc chơi, người chơi nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát, nhảy chưa đến vạch điểm quy định, nhảy chưa đến đích đã bỏ bao ra đều phạm qui và bị loại. Khi người nhảy trước chưa về đến vạch tiếp sức mà người tiếp theo đã nhảy trước thì phạm quy. Người chơi nào cố tình nhảy sang bên các hàng dọc của đội bạn gây khó dễ cho người chơi đội bạn. Hiện nay, ở Việt Nam đã xuất hiện những trò chơi hiện đại đầy mới mẻ và hấp dẫn hơn nhưng cho dù thế, những trò chơi dân gian, đặc biệt là trò chơi nhảy bao bố chắc chắn sẽ vẫn còn là trò chơi thu hút người chơi, người tham gia. Với tuổi thơ mỗi người, chắc chắn đây cũng là trò chơi nhớ mãi không quên. Và dù sau này có đi đâu xa trở về, thăm lại quê hương sẽ vẫn bồi hồi xúc động nhớ lại trò chơi nhảy bao bố thuở nào.

Thuyết minh về trò chơi nhảy bao bố - mẫu 3

Trong hệ thống các trò chơi dân gian của ông cha ta xưa đã có rất nhiều trò chơi hay, thú vị và được kế thừa, phát triển đến tận ngày nay, và nhiều trò chơi đã vượt qua giới hạn của một trò chơi dân gian mà trở thành một bộ môn nghệ thuật thực sự. Một trong số đó chính là trò chơi dân gian nhảy bao bố. Đây là một trò chơi có từ rất lâu đời và đến ngày nay vẫn được nhiều người yêu thích và lựa chọn để chơi, vì mức độ ảnh hưởng của trò chơi này đến quần chúng khá lớn nên hàng năm nhiều đơn vị đã chọn nhảy bao bố là một trong những trò chơi để thi đấu, bởi có lượng người đông đảo yêu thích bộ môn này. Để giúp trẻ có thể cân bằng giữa học và chơi, nhiều nơi hiện nay thường đưa các trò chơi dân gian vào trong các hoạt động tập thể. Một trong số các trò chơi được yêu thích nhất phải kể đến trò chơi "Nhảy bao bố", một trò chơi vừa giúp người chơi tăng khả năng vận động, rèn luyện sức khỏe tạo không khí vui chơi sôi nổi vừa góp phần giữa gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Đây là một trò chơi dân gian lâu đời, phổ biến trong các trò chơi sinh hoạt tập thể, dành cho mọi lứa tuổi. Trước khi đến với cách chơi, cùng tìm hiểu trước khi chơi cần chuẩn bị những gì, trò chơi này phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi giới tính, không phân biệt nam nữ, không giới hạn số lượng người chơi. Nếu số lượng người chơi đông có thể chia thành nhiều nhóm khác nhau, mỗi nhóm từ 5-7 người. Tối thiểu phải có 2 người trở lên mới có thể tổ chức trò chơi. Để trò chơi diễn ra vui vẻ, thuận lợi, ban tổ chức nên chọn những nơi có diện tích tương đối rộng, bằng phẳng, không có cản trở hay nguy hiểm nào như sân chơi, sân khu tập thể, …Khi chơi cần chuẩn bị số lượng bao bố tương đương với số đội tham gia chơi và phấn để kẻ vạch xuất phát và vạch đích. Ban tổ chức/ trọng tài sẽ kẻ các ô hàng dọc, mỗi đường kẻ cách nhau khoảng 1m, số lượng đường kẻ nhiều hơn số đội chơi là 1 đường. Kẻ một vạch đích và vạch xuất phát cách nhau khoảng chừng 10m. Tùy thuộc vào sức khỏe độ tuổi của người chơi mà có thể bố trí quãng đường chơi dài ngắn khác nhau. Sau khi chuẩn bị xong xuôi, thành viên các đội chơi sẽ đứng thành hàng dọc trước ô xuất phát của đội mình. Người đứng đầu của mỗi đội sẽ đứng sẵn vào trong bao bố đã được phát, tay giữ chặt miệng bao. Khi nghe thấy hiệu lệnh từ trọng tài, người đứng đầu các đội sẽ nhanh chóng nắm chặt miệng bao và dùng lực bắt đầu bật nhảy. Người chơi sẽ phải nhảy đến vạch đích một cách nhanh nhất rồi lại quay trở lại vạch xuất phát, đưa bao cho người chơi thứ hai. Người thứ hai tiếp tục thực hiện như người đầu tiên, lần lượt như thế cho đến người chơi cuối cùng. Kết thúc trò chơi, đội nào về trước, ít bị trừ điểm do phạm quy sẽ thắng cuộc. Trong quá trình chơi, đội chơi nào nhảy trước khi có hiệu lệnh xuất phát, chưa nhảy đến nơi quy định, nhảy chưa đến đích mà đã bỏ bao ra thì sẽ tính là phạm luật và có thể bị loại khỏi cuộc chơi. Khi người chơi trước của đội nào chưa chạy đến vạch tiếp sức mà người chơi tiếp theo của đội đó đã nhảy thì sẽ bị tính là phạm quy. Khi nhảy, người chơi nào bị ngã sẽ nhanh chóng đứng dậy, nhảy tiếp để hoàn thành phần thi của mình, không được phép bỏ cuộc giữa chừng vì còn ảnh hưởng đến những người phía sau. Người chơi nào nhảy sang hàng dọc của đội bạn cũng tính là phạm quy. Đội thắng cuộc là đội hoàn thành phần thi của mình một cách nhanh nhất, ít lần phạm quy nhất. Việc khó nhất khi nhảy bao bố là phải giữ thăng bằng vì rất dễ bị vấp ngã khi cố sức nhảy nhanh để vượt qua đối thủ. Vận động viên nào bị ngã trong khi thi thì nhanh chóng đứng dậy nhảy tiếp phần thi của mình. Ngoài ra cần lưu ý về tính an toàn của trò chơi, người chơi cần được hướng dẫn trước về cách chơi, thể lệ trò chơi, cũng như tính an toàn trước khi chơi để tránh gặp phải tai nạn đáng tiếc. Ngoài cách nhảy Bao bố đơn như trên, bạn có thể biến tấu cách chơi Nhảy bao bố bằng việc tổ chức nhảy đôi. Về điều lệ, cách chơi tương tự, chỉ cần bổ sung 1 chiếc bao bố có kích thước lớn hơn đồng thời chia hai người chơi tham gia chơi 1 lần trong 1 bao bố, thay vì 1 người chơi. Độ khó của nhảy đôi tất nhiên hơn nhiều lần so với Nhảy đơn, giúp tăng tính thú vị của trò chơi. Nhảy bao bố là một trò chơi dân gian lâu đời, trải qua bao thế hệ nó vẫn được người Việt Nam hiện đại yêu thích, kế thừa, thậm chí đưa nó phát triển từ trò chơi dân gian thành một bộ môn thi đấu được nhiều người yêu thích tham gia, bởi nó đề cao tính cộng đồng, tính gắn kết giữa con người với nhau chứ không đơn giản là một trò chơi nhằm mục đích giải trí.

Văn mẫu THUYẾT MINH VỀ TRÒ CHƠI NHẢY BAO BỐ văn mẫu 7 học kì 2 Kết nối tri thức

Bài trước
Bài sau

Chúng tôi luôn nỗ lực
để người dùng hạnh phúc hơn