Văn mẫu PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT NGƯỜI CHA - TÍA NUÔI CỦA CẬU BÉ AN văn mẫu 7 học kì 1 Kết nối tri thức
Văn mẫu PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT NGƯỜI CHA - TÍA NUÔI CỦA CẬU BÉ AN văn mẫu 7 học kì 1 Kết nối tri thức. Phần văn mẫu hay, hướng dẫn giải chi tiết cho từng để văn có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 10-15 câu) phân tích đặc điểm nhân vật người cha - tía nuôi của cậu bé An.
Dàn ý Phân tích đặc điểm nhân vật người cha - tía nuôi của cậu bé An
- Mở đoạn: Giới thiệu nhân vật tía nuôi cậu bé An
- Thân đoạn:
+ Hình dáng
+ Lời nói, cử chỉ, hành động
+ Cách tía đối xử với hai đứa An và Cò
+ Sự quan tâm của tía với cậu bé An
+ Cách tía nuôi truyền dạy những kinh nghiệm đi rừng cho An
- Kết đoạn: Cảm nhận về nhân vật người cha – tía nuôi của cậu bé An.
MẪU VĂN
Phân tích đặc điểm nhân vật người cha - tía nuôi của cậu bé An - mẫu 1
Tía nuôi của An rất yêu thương và lo lắng cho An. Tía nuôi dắt An ra rừng vàhai cha con cùng nhau đi lấy mật hoa rừng. Sau khi lấy mật, An tựa lưng vào cây nghỉ ngơi thì bất chợt nghe thấy “tiếng động cơ” gào rú tung trời. Tía An thấy nguy hiểm ập đến, vừa kêu lên vừa đẩy cậu bé nằm xuống để tránh bom nổ. Rồi ông hét lên kinh hoàng: “Giặc đốt rừng, con ơi!”. Tía lập tức lôi An nhỏm dậy để chạy. Cậu bé An thì tiếc hai thùng mật, không biết làm sao để khiêng đi nhưng tía nuôi nói phải chạy thoát thân đã. Rồi tía lôi An chạy đi ngược hướng gió, vừa lôi An đi vừa quát An mau chạy nhanh… Qua những lời nói và hành động mà tía nuôi An đã nói và làm chứng tỏ ông là một người cha nuôi rất yêu thương và luôn lo lắng cho An. Người đọc cảm tưởng người cha mạnh mẽ, can đảm này thương An như con ruột của mình.
[caption id="attachment_23686" align="alignnone" width="558"] Văn mẫu PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT NGƯỜI CHA - TÍA NUÔI CỦA CẬU BÉ AN văn mẫu 7 học kì 1 Kết nối tri thức[/caption]
Phân tích đặc điểm nhân vật người cha - tía nuôi của cậu bé An - mẫu 2
Nhân vật người tía trong đoạn trích “Rừng cháy” là một nông dân Nam Bộ đã góp phần tạo nên linh hồn của câu chuyện. Giữa cái nền thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, con người xuất hiện với sự chân thật, đôn hậu như tạo nên cái hồn cho văn bản. Người tía trong văn bản xuất hiện qua những lần tất tả, vội vã lôi đứa con trai nuôi tháo chạy khỏi bom mìn, lửa đạn. Ở đây, ta thấy thấm đẫm tấm lòng nhân hậu, chất phác, bình dị của con người Nam Bộ. An không phải là con ruột của người tía nuôi, nhưng có lẽ ở bên cạnh tía, An phần nào cảm thấy vơi bớt đi những tủi hờn, khốn khổ của đứa trẻ mồ côi giữa những ngày chiến trinh lửa đạn. Những tiếng gọi rụng rời, đầy khủng khiếp, kinh hoàng của người cha trong những lần có bom giật khiến người đọc không khỏi xốn xang vì sự tàn ác của chiến tranh và cũng cảm phục tấm lòng yêu thương nơi người cha nghèo khổ. Nỗi đau, nỗi nhớ thương và mất mát... do quân giặc đem đến cho người cha, cho An, cho nhân dân trên khắp mọi miền đất nước ta có bao giờ nguôi! Và chính trong những nỗi đau ấy, có những thứ tình cảm đã sưởi ấm con tim của đồng loại, đã làm cho người ta vơi đi được phần nào đớn đau, mất mát, đó chính là sự cưu mang. Người cha trong văn bản đã khiến người đọc ấm lòng vì tính cách khẳng khái, trái tim yêu thương, đôn hậu. Có thể nói, con người và thiên nhiên trong đoạn trích “Rừng cháy” đã cùng nhau song hành để tạo nên bản anh hùng ca về một dân tộc mạnh mẽ, kiên cường.
Phân tích đặc điểm nhân vật người cha - tía nuôi của cậu bé An - mẫu 3
Khi đọc đoạn trích “Rừng cháy”ta có thể bắt gặp hình ảnh một nông dân Nam Bộ tạo nên linh hồn của câu chuyện, cũng chính là tía nuôi của An. Người cha xuất hiện chân thật và giản dị giữa thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, vừa bình dị, vừa cao cả. Người tía trong văn bản xuất hiện qua những lần tất tả, vội vã lôi đứa con trai nuôi tháo chạy khỏi bom mìn, lửa đạn. Ở đây, ta thấy thấm đẫm tấm lòng nhân hậu, chất phác, bình dị của con người Nam Bộ. An không phải là con ruột của người tía nuôi, nhưng có lẽ ở bên cạnh tía, An phần nào cảm thấy vơi bớt đi những tủi hờn, khốn khổ của đứa trẻ mồ côi giữa những ngày chiến trinh lửa đạn. Những tiếng gọi rụng rời, đầy khủng khiếp, kinh hoàng của người cha trong những lần có bom giật khiến người đọc không khỏi xốn xang vì sự tàn ác của chiến tranh và cũng cảm phục tấm lòng yêu thương nơi người cha nghèo khổ. Nỗi đau, nỗi nhớ thương và mất mát... do quân giặc đem đến cho người cha, cho An, cho nhân dân trên khắp mọi miền đất nước ta có bao giờ nguôi! Và chính trong những nỗi đau ấy, có những thứ tình cảm đã sưởi ấm con tim của đồng loại, đã làm cho người ta vơi đi được phần nào đớn đau, mất mát, đó chính là sự cưu mang. Người cha trong văn bản đã khiến người đọc ấm lòng vì tính cách khẳng khái, trái tim yêu thương, đôn hậu. Có thể nói, con người và thiên nhiên trong đoạn trích “Rừng cháy” đã cùng nhau song hành để tạo nên bản anh hùng ca về một dân tộc mạnh mẽ, kiên cường.