Văn mẫu NÊU CẢM NGHĨ CỦA EM VỀ NỖI NHỚ THƯƠNG MẸ CỦA NGƯỜI CON TRONG BÀI THƠ GẶP LÁ CƠM NẾP văn mẫu 7 học kì 1 Kết nối tri thức


Văn mẫu NÊU CẢM NGHĨ CỦA EM VỀ NỖI NHỚ THƯƠNG MẸ CỦA NGƯỜI CON TRONG BÀI THƠ GẶP LÁ CƠM NẾP văn mẫu 7 học kì 1 Kết nối tri thức. Phần văn mẫu hay, hướng dẫn giải chi tiết cho từng để văn có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về nỗi nhớ thương mẹ của người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.

Cảm nghĩ của em về nỗi nhớ thương mẹ của người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp

Cha mẹ là người có công sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta nên người, vì thế dù có đi bất cứ nơi đâu thì chúng ta cũng luôn hướng về cha mẹ. Thanh Thảo đã khéo nói hộ chúng ta nỗi nhớ ấy thông qua bài thơ Gặp lá cơm nếp. Khi xa nhà, bỗng dưng gặp lá nếp mà nỗi nhớ mẹ, nhớ quê hương cứ thế ùa về. Nhớ về mẹ là nhớ món xôi của mẹ “bát xôi mùa gặt/ mùi xôi sao lạ lùng”. Mùi xôi của mẹ hay chính là vị quê hương quen thuộc luôn thường trực trong con “thơm suốt đường con”. Tình yêu mẹ, yêu quê hương đất nước không chỉ được thể hiện qua món xôi, qua mùi vị quê hương, tình yêu thương đó đã dâng trào bộc trực ra lời nói “ôi mùi vị quê hương/ con làm sao quên được/ mẹ già và đất nước/ chia đều nỗi nhớ thương”. Mẹ được đặt ngang với đất nước, được người con chia đều nỗi nhớ thương, qua đó chúng ta thấy được tình cảm sâu nặng của người con dành cho người mẹ già yêu quý của mình.

Văn mẫu NÊU CẢM NGHĨ CỦA EM VỀ NỖI NHỚ THƯƠNG MẸ CỦA NGƯỜI CON TRONG BÀI THƠ GẶP LÁ CƠM NẾP văn mẫu 7 học kì 1 Kết nối tri thức

Bài trước
Bài sau

Chúng tôi luôn nỗ lực
để người dùng hạnh phúc hơn