Soạn bài THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT soạn văn 7 Tập 1 Trang 19 SGK Chân trời sáng tạo


Soạn bài THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT soạn văn 7 Tập 1 Trang 19 SGK Chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:

Câu 1 (trang 19): Tìm phó từ trong những trường hợp sau. Các phó từ ấy bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ, tính từ nào?

a. Chưa gieo xuống đất Hạt nằm lặng thinh.  (Trần Hữu Thung, Lời của cây)  b. Mầm đã thì thầm  Ghé tai nghe rõ.  (Trần Hữu Thung, Lời của cây)  c. Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa  Sấm cũng bớt bất ngờ  Trên hàng cây đang tuổi. (Hữu Thỉnh, Sang thu)  d. Những buổi chiều tôi hay nhắm mắt sờ những bông hoa rồi tập đoán. Tôi đoán được hai loại hoa: hoa mồng gà và hoa hướng dương. Bố cười khà khà khen tiến bộ lắm! Một hôm khác, tôi đoán được ba loại hoa. (Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ)  đ. Nó vẫn giúp người quản tượng phá rẫy, kéo gỗ, nhưng chỉ khuây khoả những lúc làm việc rồi sau đó lại đứng buồn thiu. (Vũ Hùng, Ông Một)  e. Khi biết mọi tiếng rống gọi đều vô ích, con voi lồng chạy vào nhà. (Vũ Hùng, Ông Một)  Trả lời:  a. Phó từ chưa bổ sung ý nghĩa cho động từ gieo b. Phó từ đã bổ sung ý nghĩa cho động từ thì thầm c. Phó từ vẫn bổ sung ý nghĩa cho động từ còn Phó từ đã bổ sung ý nghĩa cho động từ vơi Phó từ cũng bổ sung ý nghĩa cho động từ bớt d. Phó từ lắm bổ sung ý nghĩa cho tính từ tiến bộ đ. Phó từ vẫn bổ sung ý nghĩa cho động từ giúp e. Phó từ đều bổ sung ý nghĩa cho tính từ vô ích

Câu 2 (trang 19): Trong những trường hợp sau, phó từ được in đậm bổ sung ý nghĩa cho động từ hoặc tính từ nào? Xác định ý nghĩa bổ sung trong từng trường hợp. 

a. Rằng các bạn ơi Cây chính là tôi  Nay mai sẽ lớn  Góp xanh đất trời.  (Trần Hữu Thung, Lời của cây)  b. Sương chùng chình qua ngõ  Hình như thu đã về. (Hữu Thỉnh, Sang thu)  c. Ngày nào ông cũng cho nó ăn thêm hai vác mía to, hai thùng cháo. (Vũ Hùng, Ông Một)  d. Ông quen nó quá, khó xa rời nó được. (Vũ Hùng, Ông Một)  Trả lời:  a. Phó từ sẽ bổ sung ý nghĩa về thời gian cho động từ lớn b. Phó từ đã bổ sung ý nghĩa về thời gian cho động từ về c. Phó từ cũng bổ sung ý nghĩa về sự tiếp diễn tương tự cho động từ cho d.Phó từ quá bổ sung ý nghĩa về mức độ cho tính từ quen Phó từ được bổ sung ý nghĩa về khả năng cho động từ xa rời

Câu 3 (trang 20 ): Cho 2 câu sau:

a. Trời tối. b. Bọn trẻ đá bóng ngoài sân. Dùng phó từ để mở rộng các câu trên. Nhận xét sự khác nhau về nghĩa giữa câu đã cho và câu mở rộng trong từng trường hợp. Trả lời:  a. Trời vẫn rất tối. => Câu được bổ sung về mức độ cũng như diễn tả sự tiếp diễn của sự việc. b. Bọn trẻ đã được đá bóng ngoài sân. => Câu được bổ sung về thời gian cũng như khả năng của hành động.

Câu 4 (trang 20 ): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.

Khi hạt nảy mầm Nhú lên giọt sữa  Mầm đã thì thầm  Ghé tai nghe rõ. (Trần Hữu Thung, Lời của cây) Trả lời:  - Biện pháp tu từ nhân hoá, khi miêu tả hạt mầm bằng hàng loạt những từ ngữ vốn được dùng để tả người: thì thầm  - Ngoài ra, bài thơ còn sử dụng một số biện pháp tu từ ẩn dụ (Nhú lên giọt sữa) →Việc sử dụng các biện pháp tu từ như vậy đã không chỉ thể hiện mối quan hệ gần gũi của hạt mầm với con người; thể hiện tình yêu và sự gắn bó thân thiết với thế giới tự nhiên của nhân vật trữ tình mà còn góp phần xây dựng thế giới hình ảnh thiên nhiên thêm phần sinh động, ấn tượng và hấp dẫn.

Câu 5 (trang 20 ): Trong đoạn thơ sau, nếu thay từ “phả” bằng từ “toả” hay “quyện” thì nội dung câu thơ thay đổi như thế nào? Vì sao?

Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về. (Hữu Thỉnh, Sang thu) Trả lời:  - Nếu thay đổi từ “phả” bằng từ “toả” hay “quyện” sẽ làm thay đổi nội dung câu thơ rất lớn:  + Từ “phả” nghĩa là bốc mạnh hoặc tỏa ra thành luồng – theo từ điển của Hoàng Phê) là động từ có sắc thái mạnh hơn động từ “tỏa” mới diễn tả được mùi vị của hương ổi chín đậm trong gió, mạnh mẽ choán lấy tâm trí của con người, mùi hương đó quyện thành luồng, hương thơm như sánh lại. + “Tỏa” sẽ gợi ra sự lan tỏa về mùi hương trong không gian, hương ổi sẽ không thể kích thích và gây được ấn tượng mạnh với người cảm nhận. → Khi dùng từ “phả”, tác giả muốn gây ấn tượng mạnh với người đọc về sự tập trung khi cảm nhận hương vị đặc trưng của mùa thu. Mà điều này sẽ mất đi nếu dùng hai từ kia.

Câu 6 (trang 20 ): Trong Từ điển tiếng Việt, từ dềnh dàng có 2 nghĩa sau: (1) chậm chạp, không khẩn

trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc phụ hoặc không cần thiết; (2) to lớn và gây cảm giác cồng kềnh. Theo em, từ dềnh dàng trong đoạn thơ sau nên được hiểu theo nghĩa nào? Dựa vào đâu em có thể xác định được như vậy? Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về. Sông được lúc dềnh dàng  Chim bắt đầu vội vã  Có đám mây mùa hạ  Vắt nửa mình sang thu  (Hữu Thỉnh, Sang thu) Trả lời:  - Theo em, từ dềnh dàng trong đoạn thơ sau nên được hiểu theo nghĩa (1) chậm chạp, không khẩn trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc phụ hoặc không cần thiết.  - Vì: + Toàn bộ khổ thơ miêu tả sự chuyển mình vừa mơ hồ vừa tinh tế của thiên nhiên, cảnh vật khi sang thu.

Soạn bài THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT soạn văn 7 Tập 1 Trang 19 SGK Chân trời sáng tạo

+ Sự tương đồng về ý nghĩa với từ “chùng chình” (cố ý nấn ná, làm chậm chạp để kéo dài thời gian). →Từ “dềnh dàng” với nét nghĩa này sẽ gợi tả dòng sông khi sang thu không còn cuồn cuộn gấp gáp như mùa hè mưa lũ mà chậm chạp, thong thả trôi. Đồng thời, cũng gợi cảm giác dòng sông như mang tâm trạng của con người, đang lắng lại, suy nghi trầm tư về những trải nghiệm đã qua. 
Bài trước
Bài sau

Chúng tôi luôn nỗ lực
để người dùng hạnh phúc hơn