Soạn bài VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG Soạn văn 7 Tập 2 Trang 46 SGK Cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
1. Định hướng
a) Nghị luận về một vấn đề trong đời sống là nêu lên và trình bày ý kiến của mình (tán thành hay phản đối) về một vấn đề nào đó của đời sống bằng cách đưa ra được lí lẽ rõ ràng, kết hợp với bằng chứng đa dạng để thuyết phục người đọc, người nghe. Vấn đề của đời sống thường do đề bài nêu lên nhưng cũng có thể do người viết tự xác định từ những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, chẳng hạn: - Thế nào là yêu nước? - Yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước? - Thế nào là sống giản dị? - Tại sao cần tôn trọng đạo lý “uống nước nhớ nguồn”? - Cần biết sống vì người khác. b) Để viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, các em cần: -Xác định được vấn đề cần bàn luận. - Tìm hiểu các tư liệu liên quan đến vấn đề xã hội cẩn nghị luận đó (tư liệu thực tế, những chuyện đã nghe, đã đọc, chuyện đã chứng kiến hay trải nghiệm của bản thân,...). - Giải thích vấn đề và làm sáng tỏ ý kiến của mình bằng việc nêu ra lí lẽ và bằng chứng. Ví dụ: Trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lí lẽ khẳng định đồng bào ta ngày nay tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước của cha ông, đồng thời làm sáng tỏ điều đó bằng việc liệt kê các bằng chứng về biểu hiện của lòng yêu nước trên nhiều lĩnh vực, vùng miền, tuổi tác, giới tinh, tầng lớp xã hội,... Từ đó, tác giả đi đến lí lẽ tuy các biểu hiện khác nhau nhưng tất cả đều thể hiện lòng yêu nước của nhân dân ta.2. Thực hành
Bài tập: Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”.a) Chuẩn bị
- Đọc kĩ lại văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng) và xem lại nội dung đọc hiểu của văn bản này, - Xem mục Định hướng nêu trên để nắm vững các yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống xã hội =>Xác định được vấn đề cần bàn luận. => Tìm hiểu các tư liệu liên quan đến vấn đề xã hội cẩn nghị luận đó (tư liệu thực tế, những chuyện đã nghe, đã đọc, chuyện đã chứng kiến hay trải nghiệm của bản thân,...). => Giải thích vấn đề và làm sáng tỏ ý kiến của mình bằng việc nêu ra lí lẽ và bằng chứng. - Tập hợp những hiểu biết từ sách báo và đời sống thực tế về những lời dạy và tấm gương có lối sống cao đẹp, giản dị. => Tấm gương sống giản dị: chủ tích Tôn Đức Thắng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: "Bác Tôn là con người vô cùng giản dị, vẫn là người công nhân, vẫn giữ cái búa, cái kìm... và tự chữa lấy xe đạp của Bác. Bác Tôn của chúng ta là một con người như thế, một người công nhân tiêu biểu cho tinh thần cách mạng, đạo đức cách mạng cao quý nhất của giai cấp công nhân, của dân tộc Việt Nam, của Đảng chúng ta, của dân tộc Việt Nam chúng ta". Những hành động từ chối đặc lợi, đặc quyền được thể hiện rõ nét ở con người Chủ Tịch Tôn Đức Thắng với ba lần từ chối nhận nhà do Trung ương phân.b) Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau: + Thế nào là giản dị? => Giản dị là lối sống đơn giản, bỏ qua những sự cầu kì và không chạy đua theo xu hướng xã hội, sống phù hợp với hoàn cảnh của mình, không sống xa rời thực tại. + Tính giản dị được biểu hiện qua những phương diện nào? => Tính giản dị được biểu hiện qua những phương diện như lời ăn tiếng nói, lối sống, ăn mặc, hành động, bằng lòng với thực tại, không đòi hỏi cao từ phía người khác…. + Tại sao cần sống giản dị? => Cần sống giản dị bởi: tạo cho chúng ta sự nhẹ nhàng, thoải mái cho cuộc sống, thoải mái cho mọi người xung quanh, tiết kiệm thời gian và tiền bạc… + Em biết những tấm gương nào về lối sống giản dị trong thực tế, sách báo,...? => Tấm gương về sống giản dị: chủ tịch Tôn Đức Thắng, chủ tịch Hồ Chí Minh… + Em có suy nghĩ như thế nào về việc rèn luyện cho mình lối sống giản dị? => Việc rèn luyện cho mình lối sống giản dị là việc làm cần thiết: thay đổi nhận thức về tiền bạc, dành thời gian cho người thân yêu; bằng lòng với những gì mình có… - Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:Mở bài | + Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận, ví dụ: Những nhân vật vĩ đại lại thường là những người giản dị. + Nêu vấn đề: Cần sống giản dị. |
Thân bài | + Nêu quan niệm về lối sống giản dị? Ví dụ: Giản dị là lối sống đơn giản, cần kiệm. + Nêu biểu hiện của lối sống giản dị trong sinh hoạt đời sống (ăn, mặc, Ở, nói, viết,...). + Phân tích ý nghĩa của lối sống giản dị. Ví dụ: • Giản dị tạo nên sự hoà đồng, kết nối, cảm thông lớn với mọi người. • Một số tấm gương đã chứng minh vẻ đẹp của lối sống giản dị. + Liên hệ với bản thân trong việc rèn luyện lối sống giản dị. Cần diễn đạt chân thật, cụ thể suy nghĩ của bản thân. |
Kết bài | + Khẳng định vai trò của lối sống giản dị. Ví dụ: Giản dị là một phẩm chất cao quý cần có ở mỗi con người + Nêu suy nghĩ về hướng rèn luyện của em. |