Soạn bài KIẾN THỨC NGỮ VĂN Soạn văn 7 Tập 2 Trang 53 SGK Cánh diều


Soạn bài KIẾN THỨC NGỮ VĂN Soạn văn 7 Tập 2 Trang 53 SGK Cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem

1. Tùy bút và tản văn 

Tùy bút và tản văn đều là các thể loại của kí, đều là văn xuôi đậm chất trữ tình - Tùy bút là thể văn xuôi chữ tình ghi chép lại một cách tự do những suy nghĩ, cảm xúc mang đậm màu sắc cá nhân của tác giả về con người và sự việc. Ngôn ngữ của tùy bút rất giàu chất thơ - Tản văn là một dạng bài gần với tùy bút, là thể văn xuôi dùng cả tự sự, trữ tình, nghị luận,…nêu lên các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ một cách chân thực, trực tiếp tình cảm, ý nghĩ mang đậm tính cá nhân của tác giả

2. Chất trữ tình, cái “tôi”, ngôn ngữ của tùy bút, tản văn

Chất trữ tình ở tùy bút và tản văn là sự thể hiện trực tiếp những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc chủ quan của người viết trước con người và sự việc được nói tới. Vì thế, cái “tôi”, tức con người tác gi, hiện lên rất rõ nét như: nhẹ nhàng, lặng lẽ hay sôi nổi, tinh tế, lịch lãm hay quyết liệt; sung sướng hay buồn giầu, căm giận;…Ngôn ngữ của tùy bút và tản văn giàu chất thơ, do chú trọng tái hiện nội tâm, cảm xúc, cách miêu tả thiên nhiên thơ mộng; sử dụng nhiều biện pháp tu từ, nhiều từ ngữ sinh động, giàu hình ảnh và nhịp điệu;…rất phù hợp với chất trữ tình. Soạn bài KIẾN THỨC NGỮ VĂN Soạn văn 7 Tập 2 Trang 53 SGK Cánh diều
Bài trước
Bài sau

Chúng tôi luôn nỗ lực
để người dùng hạnh phúc hơn