Soạn bài NGƯỜI NGỒI ĐỢI TRƯỚC HIÊN NHÀ Soạn văn 7 Tập 58 Trang  SGK Cánh diều


Soạn bài NGƯỜI NGỒI ĐỢI TRƯỚC HIÊN NHÀ Soạn văn 7 Tập 58 Trang  SGK Cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Xem lại khái niệm tản văn ở phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này. - Khi đọc tản văn, các em cần chú ý  + Bài tản văn viết về ai, về sự việc gì (đề tài)? + Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào? + Vấn đề tác giả nêu lên có ý nghĩa xã hội như thế nào? + Những yếu tố nào bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ của tác giả - Đọc trước văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà, tìm hiểu thêm về tác giả Huỳnh Như Phương. - Tìm hiểu những hi sinh, mất mát của nhân dân ta trong thời kì chống Mỹ cứu nước. Trả lời: - Khi đọc tản văn, các em cần chú ý  + Bài tản văn viết về dì Bảy (Lê Thị Thỏa) + Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt tự sự + biểu cảm  + Vấn đề tác giả nêu lên là vấn đề xuất hiện rất nhiều trong xã hội vào những năm tháng chiến tranh, những người phụ nữ phải chịu cảnh chia li người chồng thân yêu của mình.  - Đọc trước văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà, tìm hiểu thêm về tác giả Huỳnh Như Phương. [caption id="attachment_24297" align="alignnone" width="700"]Soạn bài NGƯỜI NGỒI ĐỢI TRƯỚC HIÊN NHÀ Soạn văn 7 Tập 58 Trang  SGK Cánh diều Soạn bài NGƯỜI NGỒI ĐỢI TRƯỚC HIÊN NHÀ Soạn văn 7 Tập 58 Trang  SGK Cánh diều[/caption] Huỳnh Như Phương sinh năm 1955, quê quán ở Quang Ngãi + GS Huỳnh Như Phương là nhà giáo chuyên giảng dạy lý thuyết văn học ở Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM, đồng thời là nhà nghiên cứu, phê bình văn học trước năm 1975.  + Lúc chưa tới tuổi 20, Huỳnh Như Phương đã có bài đăng trên các tạp chí có khuynh hướng thiên tả lúc đó như Trình Bầy, Đối Diện. - Tìm hiểu những hi sinh, mất mát của nhân dân ta trong thời kì chống Mỹ cứu nước. + Chiến tranh đã đẩy những gia đình vào cảnh li tán, mẹ xa con, vợ xa chồng, con cái phải xa bố.  + Bom đạn chiến tranh còn cướp đi những người đàn ông mà đáng ra họ chính là những người trụ cột trong gia đình, để lại gánh nặng lên đôi vai những người phụ nữ.
2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: 

Bài tản văn kể về số phận bất hạnh của dì Bảy có chồng đi tập kết ra Bắc. Vợ chồng dì Bảy mới lấy nhau vỏn vẹn có một tháng. Dì kiên nhẫn chờ chồng mình suốt 20 năm trời đến ngay cả khi dì biết chồng mình đã bỏ mạng ở chiến trường dì vẫn một lòng chung thủy không hề rung động trước bất kì ai.  [caption id="attachment_24298" align="alignnone" width="800"]Soạn bài NGƯỜI NGỒI ĐỢI TRƯỚC HIÊN NHÀ Soạn văn 7 Tập 58 Trang  SGK Cánh diều Soạn bài NGƯỜI NGỒI ĐỢI TRƯỚC HIÊN NHÀ Soạn văn 7 Tập 58 Trang  SGK Cánh diều[/caption]

* Trả lời câu hỏi giữa bài: 

Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Tranh minh họa và nhan đề văn bản có mối liên hệ gì? Trả lời: - Tranh minh họa và nhan đề có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau, đều nhằm biểu đạt nội dung văn bản là người phụ chờ đợi chồng.

Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Chú ý hoàn cảnh chia tay của nhân vật dượng Bảy. Trả lời: - Dì Bảy và Dượng Bảy mới lấy nhau được 1 tháng thì Dượng Bảy đã phải tập quân ra Bắc → Hạnh phúc chưa được bao lâu đã phải chia tay, từ biệt.

Câu 3 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Chú ý ngôi kể của văn bản  Trả lời: - Văn bản được kể theo ngôi thứ 3 → Giúp câu chuyện chân thật, khách quan hơn.

Câu 4 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Vì sao dì Bảy biết dượng Bảy vẫn còn sống? Trả lời: - Dượng Bảy vẫn tìm cách liên lạc với gia đình qua những bức thư gói trong bọc ni-lông - Gần cuối cuộc chiến tranh tin tức của dượng về nhà thường xuyên hơn. - Dượng nhờ người đi đường báo tin cho gia đình và gửi tặng dì tôi chiếc nón bài thơ.

Câu 5 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Chú ý hoàn cảnh hi sinh của dượng Bảy  Trả lời: - Dượng ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, cửa ngõ phía Đông Bắc Sài Gòn, chỉ mươi ngày trước khi chiến tranh ngưng tiếng súng

Câu 6 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Qua lời văn, hình dung giọng kể của tác giả. Trả lời: - Giọng kể của tác giả đầy thương xót, cảm phục về người dì của mình

Câu 7 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Trước hoàn cảnh của dì Bảy, tác giả có suy nghĩ gì? Trả lời: - Trước hoàn cảnh cô đơn, một mình của dì Bảy tác giả thấy thương dì vô cùng, căn nhà thiếu đi bàn tay của người đàn ông trụ cột lúc gặp ngày mưa bão cũng chẳng biết trông vào đâu. Tác giả tự hỏi rằng liệu ngày ấy dì quyết đi bước nữa thì giờ đây liệu dì có hạnh phúc hơn không.

Câu 8 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Việc nhắc tên thật của dì Bảy ở đây có tác dụng gì? Trả lời: - Việc nhắc tên thật của dì Bảy ở đây có tác dụng nhấn mạnh rằng đây là câu chuyện có thật, hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày.  - Như một lời khẳng định chiến tranh không chỉ cướp đi những người lính mà còn để lại sự cô đơn, lẻ loi của biết bao con người ở lại. 

* Trả lời câu hỏi cuối bài: 

Câu 1 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà viết về ai, về việc gì? Trả lời: - Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà viết về dì Bảy.  - Viết về hoàn cảnh của dì Bảy khi có chồng tham gia chiến tranh và bỏ mạng ở nơi chiến trường bom đạn ấy.

Câu 2 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Sắp xếp các sự kiện chính sau đây theo trật tự như tác giả đã kể trong văn bản: a. Dượng Bảy ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, trên đường tiến vào Sài Gòn. b. Dì Bảy năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết c. Dượng Bảy cùng nhiều người con đất Quảng lên đường ra Bắc tập kết  d. Ngày hòa bình, dì tôi đã qua tuổi 40. Vẫn có người đàn ông để ý dì, nhưng lòng dì không còn rung động. e. Ra miền Bắc rồi lại vào miền Nam chiến đấu, dượng Bảy vẫn liên lạc với gia đình. Trả lời: c. Dượng Bảy cùng nhiều người con đất Quảng lên đường ra Bắc tập kết  e. Ra miền Bắc rồi lại vào miền Nam chiến đấu, dượng Bảy vẫn liên lạc với gia đình. a. Dượng Bảy ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, trên đường tiến vào Sài Gòn. d. Ngày hòa bình, dì tôi đã qua tuổi 40. Vẫn có người đàn ông để ý dì, nhưng lòng dì không còn rung động. b. Dì Bảy năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết

Câu 3 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà, tác giả đã kết hợp phương thức tự sự với phương thức nào? Chỉ ta tác dụng của việc kết hợp đó  Trả lời: - Trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà, tác giả đã kết hợp phương thức tự sự với phương thức biểu cảm - Tác dụng: Nhằm bộc lộ tình cảm, suy nghĩa của tác giả với câu chuyện được kể 

Câu 4 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Tìm và phân tích một số câu hoặc đoạn văn trực tiếp bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của tác giả. Trả lời: - “Mỗi lần về thăm, ngồi bên mâm cơm đạm bạc với dì, tôi chợt nghĩ nếu ngày đó dì đi bước nữa thì liệu bây giờ dì có được hưởng hạnh phúc không.” - “Những ngày này, dì tôi, bà Lê Thị Thỏa, một trong bao người phụ nữ bình dị đã đi qua chiến tranh, năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết ở ngôi nhà gần cầu Vĩnh Phú thuộc thị trấn Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Nguyện cầu hồn thiêng những người đã ngã xuống độ trì cho dì bình an, trường thọ.” → Câu văn thể hiện sự xót thương vô cùng của nhân vật “tôi” khi chứng kiến cuộc sống cô đơn, lẻ lỏi của dì Bảy, cả cuộc đời của dì là sự chờ đợi trong khắc khoải, hi vọng bồn chồn.  

Câu 5 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Vấn đề ấy gợi cho em suy nghĩ gì khi sống trong hòa bình? Trả lời: Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà kể về sự hi sinh thầm lặng mà cao cả của những người phụ nữ trong chiến tranh. Họ âm thầm chịu đựng, thủy chung tình nghĩa, họ góp phần rất lớn vào sự nghiệp độc lập của dân tộc. Chúng em những người may mắn khi được sinh ra khi nước nhà được độc lập, khi được sống trong sự đủ đầy hạnh phúc, sẽ luôn biết ơn công lao của những người mẹ, người vợ Việt Nam anh hùng. Chúng em, thế hệ tương lai sẽ dốc sức luyện rèn, học tập để góp phần xây dựng và phát triển đất nước xứng đáng với những công lao mà lớp người đi trước đã gây dựng.

Câu 6 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Có người nói: Dì bảy trong bài tản văn giống như hình tượng hòn Vọng Phu ở các câu chuyện cổ. Ý kiến của em như thế nào? Trả lời: - Dì Bảy trong bài tản văn giống hình tượng hòn Vọng Phu vì ở dì là sự hi sinh, chờ đợi, thương yêu người chồng nơi chiến trận của mình. Dù biết chồng đã hi sinh dì vẫn ôm ấp lấy quá khứ ấy. Ở dì là sự hi sinh cao cả thầm lặng, đại diện của những người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh  
Bài trước
Bài sau

Chúng tôi luôn nỗ lực
để người dùng hạnh phúc hơn