Soạn bài THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TRANG Soạn văn 7 Tập 2 Trang 25 SGK Cánh diều


Soạn bài THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TRANG Soạn văn 7 Tập 2 Trang 25 SGK Cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:

Câu 1 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

Dựa vào ngữ cảnh, xác định nghĩa của các từ ngữ in đậm trong khổ thơ dưới đây: Và chúng tôi, một thứ quả trên đời  Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái  Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi  Mình vẫn còn một thứ quả non xanh? (Nguyễn Khoa Điềm) Trả lời:  - Nghĩa của các từ in đậm “quả, quả non xanh” theo ngữ cảnh là: chỉ người con của mẹ, được mẹ sinh thành và dưỡng dục.

Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong các dòng thơ dưới đây. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó đối với việc miêu tả sự vật. Cha lại dắt con đi trên cát mịn  Ánh nắng chảy đầy vai, (Hoàng Trung Thông)  Trả lời:  - Biện pháp tu từ được sử dụng trong các dòng thơ là: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, ánh nắng chúng ta cảm nhận bằng thị giác nhưng nhà thơ cho chúng ta cảm nhận bằng cảm giác kết hợp thị giác: “chảy đầy vai”. => Tác dụng: làm cho câu thơ mượt mà, gợi hình gợi cảm nơi người đọc.

Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

Chỉ ra tác dụng của dấu chấm lửng trong những câu dưới đây a) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, ... (Hồ Chí Minh) b, Cha mượn cho con buồm trắng nhé, Để con đi... (Hoàng Trung Thông)  c) Về đây mới thấy, sen xứng đáng để…ngợp. (Văn Công Hùng) d) Nhưng... xin lỗi... -Từ đầu dây bên kia có giọng kinh ngạc phản đối-Tôi không thể...! (Brét-bơ-ry) Trả lời:  - Tác dụng của dấu chấm lửng:  a) Tỏ ý còn nhiều nội dung tương tự chưa được liệt kê hết. b) Thể hiện lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng và làm giãn nhịp điệu câu thơ chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung mới. c) Làm giãn nhịp điệu câu văn chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ.  d) Thể hiện lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng vì lí do gì đó. Soạn bài THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TRANG Soạn văn 7 Tập 2 Trang 25 SGK Cánh diều

Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7) dòng giải thích nghĩa của các từ in đậm trong hai dòng thơ dưới đây và cho biết em dựa vào đâu để xác định nghĩa của mỗi từ đó. Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương) Trả lời:  Hai dòng thơ của Viễn Phương đều xuất hiện từ "Mặt Trời". Thế nhưng mỗi từ "Mặt Trời" lại có ý nghĩa khác nhau. Ở dòng thứ nhất, với các từ "ngày ngày", "đi qua trên lăng", người đọc có thể hiểu "Mặt Trời" ở đây được dùng với nghĩa gốc - chỉ một thiên thể. Ở dòng thơ thứ hai, "Mặt Trời" không còn là từ với nghĩa gốc mà đã trở thành một từ mang nghĩa tạm thời của ngữ cảnh. Không có một Mặt Trời thiên thể nào thực sự ở trong lăng cả! Đó chỉ là cách nói ẩn dụ về Bác Hồ cũng đã soi sáng cho dân tộc Việt Nam và mãi mãi bất tử. Cách nói ấy cho thấy Mặt Trời vĩnh hằng, và Bác Hồ cũng vĩnh hằng như vậy.
Bài trước
Bài sau

Chúng tôi luôn nỗ lực
để người dùng hạnh phúc hơn