Soạn bài TỰ TÌNHvăn 11 Tập 1 Trang 18 19 20 SGK. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từngcâu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa.Captoc.vn mời các bạn đón xem:
Bố cục
- Cách chia 1: + Hai câu đề: Giới thiệu về hình ảnh người vợ lẽ + Hai câu thực: Cách giải quyết nỗi tâm tư của người vợ lẽ + Hai câu luận: Khát khao tìm đến hạnh phúc của người phụ nữ + Hai câu kết: Quy luật khắc nghiệt của thời gian và tuổi trẻ- Cách chia 2: + Phần 1 (4 câu đầu): thể hiện nỗi lòng cô đơn, buồn tủi, khát vọng hạnh phúc + Phần 2 (4 câu tiếp): Tâm trạng tuyệt vọng của cảnh đời lẽ mọn
Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Thời gian: Đêm khuya.- Không gian: yên tĩnh, trống trải, mênh mông- Hoàn cảnh: Một mình đơn côi gối chiếc- Tâm trạng: tủi hổ, bẽ bàng, cảm thấy bản thân bị rẻ rúng đầy mỉa mai. Tuy nhiên từ “trơ” còn kết hợp với từ “nước non” (cái vĩnh hằng) thể hiện thái độ thách đố của Hồ Xuân Hương- Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, tình duyên đã trở thành trò đùa của con tạo, càng say lại càng tỉnh, càng cảm thấy nỗi đau thân phận.- Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” thể hiện sự éo le: trăng sắp tàn mà vẫn “khuyết chưa trong”. Tuổi thanh xuân sắp trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn. Chỉ trách phận hẩm duyên ôi
Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Câu 5, 6 sử dụng:- Phép đối từng cặp: xiên ngang >< đâm toạc; rêu từng đám >< đá mấy hòn; mặt đất >< chân mây...- Biện pháp đảo ngữ kết hợp với các động từ mạnh ( xiên, đâm) thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh của Hồ Xuân Hương.- Rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây như vạch đất, vạch trời mà hờn oán, không chỉ phẫn uất mà còn phản kháng.⇒ Tinh thần phản kháng, sức sống mãnh liệt của Hồ Xuân Hương ngay cả trong tình huống bi thương.
Câu 3 (trang 19 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Cụm từ “xuân đi xuân lại lại”: Thể hiện sự tuần hoàn của mùa xuân cũng như tuổi xuân qua đi. Từ “lại” thứ nhất nghĩa là thêm lần nữa, “lại” thứ hai nghĩa lại trở lại. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân. Cụm từ đó lại kết hợp với từ “ngán” thể hiện tâm trạng ngán ngẩm, ngán lắm rồi cái nỗi đời éo le, bạc bẽo.- Nghệ thuật tăng tiến “mảnh tình – tí – con con” nhấn mạnh sự nhỏ bé dần, sự ít ỏi, sự sẻ chia trong hạnh phúc cuộc đời của Hồ Xuân Hương làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn: mảnh tình vốn đã ít, đã bé, đã không trọn vẹn lại còn phải “san sẻ” thành ra chẳng còn gì (tí con con) nên càng xót xa, tội nghiệp.⇒ Tâm trạng xót xa, tủi cực, hẩm hiu của người phụ nữ mang thân đi làm lẽ
Câu 4 (trang 19 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Bài thơ vừa nói lên bi kịch, của tuổi xuân, của duyên phận. Trong quang thời gian đẹp nhất của người con gái lại phải mang thân phận vợ lẽ, chăn đơn gối chiếc. Phải sống trong cảnh chồng chung, phải san sẻ tình cảm của mình cho người khác.- Hồ Xuân Hương vẫn luôn khát khao hạnh phúc, gồng mình lên để chống lại sự nghiệt ngã của số phận.
Luyện tập (trang 19 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)
Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
So sánh bài thơ Tự tình I và Tự tình II của tác giả Hồ Xuân Hươnga, Giống nhau:- Sử dụng thơ Nôm Đường luật- Sử dụng ngôn ngữ sắc sảo, tài hoa nhất là khả năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật: đảo ngữ, phép đối, tăng tiến...- Bộc lộ tâm trạng: nỗi buồn tủi, xót xa, phẫn uất trước cảnh duyên phận hẩm hiu.b, Khác nhau:- Cảm xúc trong Tự tình I : yếu tố phản kháng, thách đố duyên phận mạnh mẽ hơn.- Còn ở Tự tình II: Vẫn có yếu tố phản kháng, nhưng bên cạnh đó còn thể hiện nỗi niềm xót xa, tủi hổ, bẽ bàng của người phụ nữ
Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Học thuộc và đọc diễn cảm bài thơ.
Soạn bài TỰ TÌNH văn 11 Tập 1 Trang 18 19 20 SGK