Soạn bài TIẾNG MẸ ĐẺ NGUỒN GIẢI PHÓNG CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC văn 11 Tập 2 Trang 89 SGK
Soạn bài TIẾNG MẸ ĐẺ NGUỒN GIẢI PHÓNG CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC văn 11 Tập 2 Trang 89 SGK. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
CÂU HỎI
Câu 1 (trang 91 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Nguyễn An Ninh phê phán lối học đòi “Tây hóa”:
- Bập bẹ xem vài ba tiếng Tây trong lời nói: làm tổn thương tiếng mẹ đẻ và tự bộc lộ là người kém văn hóa
- Lối sống lai căng từ kiến trúc đến lời tiếng nói, là biểu hiện từ bỏ văn hóa dấu hiệu mất gốc → mất nước
- Ông phê phán quan niệm sai lầm cho rằng tiếng nước mình nghèo nàn nhưng vẫn khuyến khích giới trí thức học tiếng nước ngoài
Câu 2 (trang 91 sgk ngữ văn 11 tập 2):
- Tiếng nói rất quan trọng với vận mệnh dân tộc
+ “tiếng nói... thống trị”
+ “tiếng nói là tinh thần của dân tộc... từ chối quyền tự do”
→ Tiếng nói cần được bảo tồn và phát triển thì nó là nhịp cầu tri thức giúp tiếp xúc nền văn minh, khoa học thế giới, mở mang dân trí
- Dẫn chứng để chứng tỏ tiếng nước mình không nghèo nàn:
+ Ngôn ngữ Nguyễn Du giàu hay nghèo
+ Tại sao tác phẩm Trung Quốc không viết tác phẩm tương tự
→ Ngôn ngữ nghèo hay người sử dụng không có tài
Câu 3 (Trang 91 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Tác giả đưa ra 3 dẫn chứng để khẳng định tiếng nước mình không nghèo:
- “Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?” Tác giả đặt ra câu hỏi để khẳng định, ngôn ngữ của Nguyễn Du
+ Ngôn ngữ nổi bật trong Truyện Kiều một kiệt tác văn chương được đánh giá đã thể hiện một cách sâu sắc và phong phú nhiều mặt của đời sống con người
- Tác giả tiếp tục đưa ra câu hỏi mang tính khẳng định: “Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự”. Một sự suy luận logic và hoàn toàn có lí.
- “Ở An Nam cũng như mọi người khác đều có thể ứng dụng nguyên tắc này: Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra”
Câu 4 (Trang 91 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Nguyễn An Ninh không phủ nhận ngôn ngữ nước ngoài, thậm chí còn khuyến khích việc “để cho đồng bào họ cũng phải được thông phần nữa”. Việc biết thêm ngôn ngữ nước ngoài phải làm giàu cho ngôn ngữ nước mình
Câu 5 (trang 91 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Trong hoàn cảnh nước nhà đang bị thực dân thống trị thì câu nói “Nếu người An Nam hãnh diện... vấn đề thời gian” có lí, nhưng không hoàn toàn đúng
Chúng ta muốn giải phóng thì cần cuộc cách mạng vũ trang chứ không đơn thuần chỉ làm cho ngôn ngữ phong phú
Soạn bài TIẾNG MẸ ĐẺ NGUỒN GIẢI PHÓNG CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC văn 11 Tập 2 Trang 89 SGK