Soạn bài ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC văn 11 Tập 2 Trang 115 SGK. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
I. Nội dung
II. Phương pháp
Bài 1 (Trang 116 sgk ngữ văn 11 tập 2)
Thơ trung đại | Thơ mới | |
Nội dung | - Bày tỏ nỗi lòng, chí khí, tinh thần trung quân, ái quốc - Nặng tính giáo điều, giáo huấn | - Thể hiện tình yêu thiên nhiên con người, diễn tả tâm trạng con người cá nhân - Không tránh khỏi những nỗi buồn cô đơn, bơ vơ giữa cuộc đời, không gian vô tận |
Hình thức | - Tính quy phạm, niêm luật - Hình ảnh có tính ước lệ tượng trưng, khuôn sáo, công thức | - Tự do (số tiếng, số dòng, vần, nhịp...) ngôn ngữ gần với lời nói cá nhân - Hình ảnh đời thường, sinh động, đa dạng |
Câu 2 (Trang 116 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Những đặc điểm cơ bản về nghệ thuật của bài Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) và Hầu trời (Tản Đà) Lưu biệt khi xuất dương: Thể thơ Đường luật (Thất ngôn bát cú đường luật), sử dụng hình ảnh có tính ước lệ, tượng trưng diễn tả chí khí nam nhi kiên cường. + Nét mới: có chất lãng mạn, hào hùng xuất phát từ nhiệt huyết cách mạng sôi nổi của nhà cách mạng Phan Bội Châu. + Bài Hầu trời: Lối thơ cổ, từ ngữ, hình ảnh, cách diễn đạt vẫn mang dấu ấn văn học trung đại. + Cách tân: thể thơ tự do, thể hiện cái tôi cá nhân, ý thức được tài năng, khẳng định mình giữa cuộc đời. Tính chất giao thời (văn học trung đại và hiện đại): văn học hiện đại vẫn mang dấu ấn của văn học trung đại về mặt hình ảnh, từ ngữ, lối diễn đạt nhưng cũng có những nét mới như dám đưa cái tôi cá nhân vào thơ để bày tỏ khát vọng, mục đích sống.Câu 3 (Trang 116 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Qúa trình hiện đại hóa thơ ca từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám - Giai đoạn đầu ( từ đầu TK XX đến khoảng 1920) chủ yếu thơ ca của chí sĩ cách mạng (Phan Bội Châu), mặt nghệ thuật vẫn ảnh hưởng từ văn học trung đại. + Bài Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu vẫn mang hình thức văn học trung đại nhưng nội dung được đổi mới khi nói về lẽ sống mới, quan niệm mới về chí làm trai - Giai đoạn thứ hai ( 1920 -1930) công cuộc hiện đại hóa văn học đạt thành tựu đáng nghi nhận. Văn học giai đoạn này đổi mới, có tính hiện đại, yếu tố thi pháp trung đại vẫn tồn tại, phổ biến + Hầu trời thể hiện cái tôi cá nhân tự do, phóng túng, phảng phất cái ngông của nhà Nho tài tử. - Giai đoạn 3 (khoảng 1930- 1945) văn học hoàn tất quá trình hiện đại hóa, với nhiều cuộc cách trên sâu sắc trên mọi thể loại. Đỉnh cao thơ mới Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính...thể hiện cái tôi cá nhân được giải phóng khỏi hệ thống ước lệ thơ ca trung đại, trực tiếp quan sát thế giới, lòng mình bằng con mắt của cá nhân.Câu 4 (trang 116 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Nội dung tư tưởng | Đặc sắc nghệ thuật | |
Vội vàng | Lời giục giã hãy sống mãnh liệt, hết mình những năm tháng tuổi trẻ sống hết mình, cuồng nhiệt | Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc, lý luận - Giọng điệu say mê, hình ảnh, ngôn từ độc đáo |
Tràng giang | Nỗi sầu nhân thế, nỗi buồn, nỗi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, thấm đượm tình người | - Sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng |
Đây thôn Vỹ Dạ | Bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của con người tha thiết với cuộc đời, tình yêu | Hình ảnh đẹp thể hiện nội tâm, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng |
Tương tư | Trái tim bồi hồi, nhớ mong của người đang yêu. Vẻ đẹp chân thực của tình yêu đậm chất chân quê, dung dị | - Hình ảnh, ngôn từ, cách ví von, giọng điệu phong thơ trữ tình dân gian |