Soạn bài TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (II) soạn văn 9 Tập 1 Trang 124 125 126 SGK


Soạn bài TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (II) soạn văn 9 Tập 1 Trang 124 125 126 SGK

IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Câu 1 (trang 121 sgk ngữ văn 9 tập 1) Từ nhiều nghĩa là một từ có một nghĩa hay nhiều nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa - Từ nhiều nghĩa có:     + Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác     + Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành các nghĩa khác     + Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc - Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển
Câu 2 (trang 121 sgk ngữ văn 9 tập 1) Từ “hoa” trong “lệ hoa” được sử dụng theo nghĩa chuyển, chỉ giọt lệ của người con gái đẹp như Thúy Kiều

V. Từ đồng âm

Câu 1 (trang 121 sgk ngữ văn 9 tập 1) Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác nhau xa nhau, không liên quan gì đến nhau Câu 2 (trang 121 sgk ngữ văn 9 tập 1) a, Có hiện tượng từ nhiều nghĩa, vì nghĩa của từ lá trong lá phổi là nghĩa chuyển của từ lá trong đoạn thơ. b, Có hiện tượng đồng âm. Hai từ đường chỉ hai sự vật khác nhau, nghĩa của hai từ này không có mối quan hệ với nhau.

VI. Từ đồng nghĩa

Câu 1 (trang 121 sgk ngữ văn 9 tập 1) Từ đồng nghĩa là các từ có nghĩa giống nhau, gần giống nhau (trong một số trường hợp có thể thay thế nhau). Câu 2 (trang 121 sgk ngữ văn 9 tập 1) Chọn cách hiểu (d ). Từ đồng nghĩa chỉ có thể thay thế cho nhau trong một số trường hợp - Không thể thay thế vì đa số các trường hợp là đồng nghĩa không hoàn toàn. Câu 3 (trang 121 sgk ngữ văn 9 tập 1) Từ “xuân” có thể thay thế từ “tuổi” vì theo phương thức chuyển nghĩa hoán dụ (một khoảng thời gian trong năm cố định năm đại diện thay cho năm, lấy bộ phận thay cho toàn thể) Việc thay từ “xuân” cho từ “tuổi” cho thấy tinh thần lạc quan của tác giả, mùa xuân là hình ảnh đại diện cho sự tươi trẻ, sức sống mạnh mẽ

VII. Từ trái nghĩa

Câu 1 (trang 121 sgk ngữ văn 9 tập 1) Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau Câu 2 (trang 121 sgk ngữ văn 9 tập 1) Các cặp từ trái nghĩa: xấu – đẹp, xa - gần, rộng - hẹp Câu 3 (trang 121 sgk ngữ văn 9 tập 1) - Các cặp từ trái nghĩa cùng với nhóm sống - chết: chiến tranh- hòa bình, đực - cái. Các cặp từ trái nghĩa thể hiện hai khái niệm loại trừ nhau. - Các từ trái nghĩa cùng nhóm với già - trẻ: yêu - ghét, cao - thấp, nông - sâu, giàu – nghèo - Các cặp từ trái nghĩa thang độ, thể hiện khái niệm có tính thang độ (sự hơn kém), khẳng định cái này không có nghĩa là loại trừ cái kia

VIII. Cấp độ khái quát nghĩa của từ

Câu 1 (trang 126 sgk ngữ văn 9 tập 1) Cấp độ khái quát nghĩa của từ Một từ có nghĩa rộng khi khi nghĩa của nó bao hàm nghĩa của từ khác. Nghĩa hẹp của từ khi từ đó có phạm vi nghĩa được bao hàm trong nghĩa của từ khác Câu 2 (trang 126 sgk ngữ văn 9 tập 1) [caption id="attachment_20147" align="aligncenter" width="522"]Soạn bài TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (II) soạn văn 9 Tập 1 Trang 124 125 126 SGK Soạn bài TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (II) soạn văn 9 Tập 1 Trang 124 125 126 SGK[/caption]

IX. Trường từ vựng

Câu 1 (trang 126 sgk ngữ văn 9 tập 1) Trường từ vựng là tập hợp của những từu có ít nhất nét chung về nghĩa Câu 2 (trang 126 sgk ngữ văn 9 tập 1) Các từ có chung trường nghĩa: bể, tắm Gợi ra hành động dã man, tàn bạo của thực dân Pháp khi đàn áp các cuộc khởi nghĩa của chúng ta.    
Bài trước
Bài sau

Chúng tôi luôn nỗ lực
để người dùng hạnh phúc hơn