Soạn bài TỔNG KẾT TỪ VỰNG (LUYỆN TẬP TỔNG HỢP) soạn văn 9 Tập 1 Trang 158 159 SGK
Câu 1 (trang 158 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Trong trường hợp hai câu thơ trên chữ gật gù hay hơn chữ gật đầu vì: + Gật đầu: biểu hiện sự đồng ý, nhưng tính biểu cảm không cao. + Gật gù: vừa đồng ý lại vừa tán thưởng, vừa ăn lại vừa khen ngợi - ngoài ra còn thể hiện sự hoà hợp của tình cảm vợ chồng.Câu 2 (trang 158 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
+ Đội này chỉ có một chân sút : từ chân được dùng theo nghĩa chuyển của phương thức hoán dụ - Đội bóng này chỉ có một người có khả năng ghi bàn. + Có một chân thì chơi bóng làm gì : từ chân trong câu này được dùng theo nghĩa gốc – bộ phận con người để di chuyển. ⇒ Người vợ không hiểu được ý câu nói của người chồng, vì không hiểu được cách dùng nghĩa chuyển.Câu 3 (trang 158 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
+ Từ vai được dùng theo nghĩa chuyển, phương thức hoán dụ (vai người - vai áo). + Từ đầu được dùng theo nghĩa chuyển, phương thức ẩn dụ (đầu người - đầu súng). + Từ miệng, chân, tay được dùng theo nghĩa gốc.Câu 4 (trang 159 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
+ Dùng nhiều từ cùng trường nghĩa đỏ, hồng cháy, tro diễn tả sự tương tác của sắc màu và đó cũng là các yếu tố có mặt của sự cháy. + Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ : từ cháy trong câu thứ ba, và từ tro trong câu thứ tư thế hiện vẻ đẹp rực rỡ, cuốn hút của cô gái khiến bao chàng trai phải đắm đuối và nhất là nhân vật “anh” như đang thiêu đốt thành tro bởi ngọn lửa trái tim.Câu 5 (trang 159 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Nhận xét cách đặt tên : các sự vật hiện tượng trên được đặt tên theo đặc điểm riêng biệt của chúng : Rạch Mái Giầm vì hai bên bờ mọc toàn cây Mái Giầm, kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập biết cơ man nào là Bọ Mắt,... - Ví dụ: Chùa Một Cột, Cá kiếm, Ong ruồi, mướp hương, dưa bở, dưa vàng,...Soạn bài TỔNG KẾT TỪ VỰNG (LUYỆN TẬP TỔNG HỢP) soạn văn 9 Tập 1 Trang 158 159 SGK