Soạn bài TÔI VÀ CHÚNG TA soạn văn 9 Tập 2 Trang 173 174 175 176 177 178 179 180 SGK


Soạn bài TÔI VÀ CHÚNG TA soạn văn 9 Tập 2 Trang 173 174 175 176 177 178 179 180 SGK

Bố cục

- Phần 1 (từ đầu… tăng lên ít nhất gấp năm lần): Giám đốc Hoàng Việt cùng Lê Sơn triển khai kế hoạch kinh doanh mới. - Phần 2 (tiếp… các đồng chí giải tán): kế hoạch vấp phải sự phản đối của phó giám đốc Nguyễn Chính, trưởng phòng Hoàng Việt. - Phần 3 (còn lại): Phản ứng của mọi người khi kế hoạch được quyết định thi hành

Câu 1 (trang 180 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Đọc kĩ chú thích để hiểu nội dung, chủ đề, vị trí các nhân vật

Soạn bài TÔI VÀ CHÚNG TA soạn văn 9 Tập 2 Trang 173 174 175 176 177 178 179 180 SGK

Câu 2 (trang 180 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Mâu thuẫn cơ bản trong truyện tôi và chúng ta thể hiện: mâu thuẫn giữa cái cũ vốn có lạc hậu, lỗi thời với cái mới hiệu quả, thiết thực - Không thể tạo ra hiệu quả bằng thứ chủ nghĩa tập trung, vì cái chung (chúng ta) được tạo lập từ những cái tôi cụ thể - Cuộc sống, nguồn lợi mỗi cá nhân cần được chú trọng, quan tâm một cách thiết thực - Không thể giữ quy chế, nguyên tắc cũ đã lỗi thời, lạc hậu, mà cần thay đổi phương thức tổ chức để thúc đẩy sản xuất - Vấn đề cấp thiết vở kịch đặt ra lúc bấy giờ có ý nghĩa thực tiễn lớn lao, trực tiếp ảnh hưởng, thay đổi tới sự đổi mới đi lên của đất nước

Câu 3 (trang 180 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Mâu thuẫn cơ bản trong vở kịch: - Tình trạng ngưng trệ sản xuất tới lúc cần phải giải quyết bằng những biện pháp quyết liệt, mạnh bạo    + Giám đốc Hoàng Việt quyết định mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới    + Lời công bố gây bất ngờ với nhiều người (Phó giám đốc, Quản đốc phân xưởng) - Phản ứng của Trưởng phòng Tổ chức lao động, Trưởng phòng Tài vụ liên quan đến biên chế, quỹ lương - Phản ứng của Quản đốc phân xưởng Trương, liên quan tới hiệu quả tổ chức, quản lí khi Hoàng Quốc Việt khẳng định không cần vị trí - Những xung đột gay gắt trên chứng tỏ muốn mở rộng quy mô sản xuất phải có nhiều thay đổi mạnh mẽ, đồng bộ Cảnh ba này đã diễn ra mâu thuẫn quyết liệt giữa hai tuyến nhân vật: tiên tiến, dám nghĩ dám làm, người bảo thủ, máy móc

Câu 4 ( trang 180 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Vở kịch thể hiện rõ tính cách của các nhân vật tiêu biểu, cả ban cảnh đều tập trung thể hiện mâu thuẫn cơ bản của tác phẩm: - Giám đốc Hoàng Việt: người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, dám nghĩ dám làm vì sự nghiệp của xí nghiệp và quyền lợi của công nhân    + Trung thực, thẳng thắn, tin vào chân lí - Kĩ sư Lê Sơn: người có năng lực, trình độ chuyên môn, gắn bó nhiều năm với xí nghiệp    + Biết cuộc đấu tranh khó khăn nhưng vẫn cùng Hoàng Việt cải tiến toàn diện hoạt động đơn vị - Phó giám đốc Nguyễn Chính: tiêu biểu cho người máy móc, bảo thủ, nhưng gian ngoan, mánh khóe    + Luôn vin vào cơ chế, nguyên tắc để chống lại sự đổi mới    + Là người xảo trá, chuyên nịnh nọt, luồn lách - Giám đốc phân xưởng Trương: suy nghĩ và làm việc như cái máy, khô cằn tình người    + Thích tỏ ra quyền thế, hách dịch với anh chị em công nhân

Câu 5 (trang 180 sgk ngữ văn 9 tập 2)

- Là cuộc đấu tranh gay gắt: tình huống xung đột có tính thời sự nóng bỏng trong thực tiễn cuộc sống - Các quan niệm, cách làm mới táo bạo trong giai đoạn đầu sẽ vấp phải nhiều cản trở - Cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt, cuối cùng phần thắng thuộc về cái mới, cái tiến bộ    + Cách nghĩ, cách làm của Hoàng Việt, Lê Sơn… phù hợp với xu thế, nhu cầu thời đại, thực tiễn, thúc đẩy sự đi lên của xã hội, họ được sự ủng hộ của đông đảo công nhân trong xí nghiệp
Bài trước
Bài sau

Chúng tôi luôn nỗ lực
để người dùng hạnh phúc hơn