Soạn bài LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP soạn văn 9 Tập 2 Trang 11 12 SGK
Bài 1 (trang 11 sgk ngữ văn 9)
Trong đoạn văn (a), người viết sử dụng phép lập luận phân tích làm sáng rõ cái hay của bài Thu điếu ở mấy điểm. + Câu đầu tiên nêu nhận xét khái quát tổng hợp từ nhiều trường hợp cụ thể "thơ hay là hay của hồn lẫn xác… đọc lại" + Phân tích cái hay của Thu điếu: các điệu xanh, những cử động, cách dùng từ, gieo vần tự nhiên, không gò ép + Trong đoạn văn (b) người viết sử dụng chủ yếu là phép lập luận phân tích, kết hợp tổng hợp - Trình tự lập luận: + Gặp thời: Nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội qua đi + Hoàn cảnh bức bách: Nhiều người bị hoàn cảnh khó khăn ngã lòng + Điều kiện thuận lợi: nhiều người dùng cái thuận lợi để ăn chơi + Tài năng: mới chỉ là khả năng tiềm tàng, không tìm cách phát huy bị thui chột - Tác giả kết luận: Rút cuộc mấu chốt của thành đạt của bản thân là ở chủ quan, tinh thần kiên trì, học tập không mệt mỏiBài 2 (trang 12 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Học qua loa, đối phó, gây nhiều tác hại - Học đối phó, không lấy mục đích, xem việc học là việc phụ - Học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, thi cử - Dù có bằng cấp thì đầu óc cũng trống rỗngBài 3 (Trang 12 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Sách là kho tàng kinh nghiệm, trí tuệ của nhân loại, đọc sách là con đường chân chính mở rộng hiểu biết của con người nhưng không phải ai cũng hiểu và có được cách đọc sách đúng đắn. Việc đọc sách muốn hiệu quả cần phải biết cách chọn sách: sách thường thức và sách chuyên môn. Khi đọc, không phải chỉ lướt qua cho xong lượt mà cần có sự rèn luyện, có kế hoạch và phương pháp đọc thích hợp. Đọc sách không cần đọc nhiều, cốt đọc cho tinh, đọc cho kĩ, không đọc theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”. Đọc từ khái quát tới chi tiết, đọc và nghiền ngẫm những điều trong sách để áp dụng vào cuộc sống.Soạn bài LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP soạn văn 9 Tập 2 Trang 11 12 SGK