Soạn bài KIỂM TRA VỀ TRUYỆN văn 9 Tập 2 Trang 155 SGK
Câu 1 (trang 155 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Tên tác phẩm | Thể loại | Tác giả | Năm sáng tác | |
Làng | Truyện ngắn | Kim Lân | 1948 | |
Lặng lẽ Sa Pa | Truyện ngắn | Nguyễn Thành Long | 1970 | |
Chiếc lược ngà | Truyện ngắn | Nguyễn Quang Sáng | 1966 | |
Bến quê | Truyện ngắn | Nguyễn Minh Châu | 1985 |
Câu 2 (trang 155 sgk ngữ văn 9 tập 2)
- Tóm tắt truyện ngắn Làng: Câu chuyện về ông Hai người làng Chợ Dầu, theo lối kháng chiến của Đảng nên ông tản cư. Ông thường xuyên khoe về làng chợ Dầu, của mình nhưng rồi một ngày ông nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. Xấu hổ, xót xa ông quyết định “làng yêu thì yêu thật nhưng làng theo giặc thì phải thù”. Tới khi ông chủ tịch xã dưới lên chơi cải chính, ông Hai lại sung sướng tay khoe khắp nơi nhà ông bị giặc thiêu cháy. - Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa Bác lái xe dừng lại ở chân đỉnh Yên Sơn giới thiệu với ông họa sĩ, cô kĩ sư trẻ anh thanh niên làm công tác khí tượng, vật lí địa cầu sống trên đỉnh Yên Sơn. Trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi 30 phút anh kể cho hai người nghe về công việc và cuộc sống của anh. Khi ông muốn vẽ, anh thanh niên, anh đã nhanh nhảu giới thiệu những người đồng nghiệp cống hiến thầm lặng.Câu 3 (trang 155 sgk ngữ văn 9 tập 2)
- Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng - Trước khi nghe tin dữ: ở nơi tản cư, tình yêu ông Hai hòa nhập với tình yêu nước - Ông quan tâm đến tình hình chính trị thế giới Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc + Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được - Nỗi tủi hổ khiến ông không dám lo mặt ra ngoài. Lúc nà nơm nớp hễ thấy đám đông nào được tụ tập nhắc tới "Việt gian", "Cam nhông" → Ông Hai cảm thấy bị ám ảnh, sợ hãi, đau xót, tủi hổ trước tin đồn làng chợ Dầu theo giặc + Cuộc xung đột nội tâm gay gắt, tình yêu làng nước đã rộng lớn hơn bao trùm lên tình cảm làng quê + Ông Hai vẫn không thể dứt bỏ tình cảm với làng quê vì thế mà càng đau xót, tủi hổ - Khi tin đồn được cải chính + Ông thay đổi mặt buồn thiu bỗng sáng hẳn, rạng rỡ hẳn lên + Ông khoe khắp nơi chuyện ông chủ tịch cải chính, chuyện nhà mình giặc đốt ∗Nghệ thuật xây dựng nhân vật - Truyện khắc họa thành công nhân vật ông Hai, một người nông dân yêu làng, yêu nước tha thiết + Nhân vật vào tình huống cụ thể, góp phần thể hiện tính cách, diễn biến tâm trạng + Ngôn ngữ sinh động, linh hoạt, độc thoại nội tâm sâu sắcSoạn bài KIỂM TRA VỀ TRUYỆN văn 9 Tập 2 Trang 155 SGK