Soạn bài THUYẾT TRÌNH VÀ THẢO LUẬN VỀ MỘT ĐỊA CHỈ VĂN HÓA soạn văn 10 Tập 1 Trang 114 SGK Cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem: [caption id="attachment_19672" align="alignnone" width="1200"] Soạn bài THUYẾT TRÌNH VÀ THẢO LUẬN VỀ MỘT ĐỊA CHỈ VĂN HÓA soạn văn 10 Tập 1 Trang 114 SGK Cánh diều[/caption]
1. Định hướng
a) Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hoá là trình bày, trao đổi bằng lời nói và các phương tiện hỗ trợ khác (nếu có) về một lễ hội, phong tục, tập quán, di tích lịch sử, văn hoá,... ở một địa phương, dân tộc, quốc gia, thế giới. Qua đó, có thể cung cấp thông tin về địa chỉ văn hoá, quảng bá hoặc giáo dục ý thức bảo vệ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tăng cường hoạt động giao lưu, hội nhập quốc tế và tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hoá của nhân loại. b) Để thuyết trình về một địa chỉ văn hoá, các em cần: - Xác định rõ mục đích của buổi thuyết trình. - Xác định rõ đối tượng nghe thuyết trình (Người nghe là ai, đã có hiểu biết gì về địa chỉ văn hoá đó chưa, bao nhiêu người tham dự?). - Xác định những thông tin quan trọng mà em mong muốn người nghe sẽ nắm bắt được về địa chỉ văn hoá ấy. Từ đó, nhấn mạnh những thông tin này trong lúc thuyết trình hoặc tìm kiếm các phương thức làm cho chúng trở nên nổi bật, gây ấn tượng với người nghe. - Tìm ý và lập dàn ý cho bài thuyết trình về địa chỉ văn hoá. - Xác định thời lượng, cách nói cho từng phần của bài thuyết trình vì người nghe thường không muốn nghe một bài nói quá dài cũng như nghe một giọng điệu lặp đi lặp lại. - Khi tiến hành thuyết trình về một địa chỉ văn hoá, ngoài những điểm cần chuẩn bị nêu trên, cần lưu ý thêm các chi tiết sau: + Chọn trang phục phù hợp với vấn đề văn hoá được trình bày để tạo ấn tượng tốt đẹp đối với người nghe và giúp em tự tin hơn. + Sử dụng các động tác hình thể khi thuyết trình: tư thế, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt,... một cách phù hợp và có hiệu quả.2. Thực hành Bài tập (trang 114 ): Chọn và thực hiện một trong các nhiệm vụ sau:
Đề 1: Hãy thuyết trình về một địa chỉ văn hoá ở nơi em đang sống. Đề 2: Hãy thuyết trình về lễ hội Đền Hùng hoặc lễ hội Ka-tê (Ninh Thuận). Đề 3: Hãy thuyết trình về Di tích lịch sử văn hoá Hoàng Thành Thăng Long. a) Chuẩn bị (ví dụ với đề 2) - Xác định yêu cầu của đề: thuyết trình về lễ hội Ka-tê (Ninh Thuận). - Xem lại văn bản thuyết minh về lễ hội Ka-tê trong phần Thực hành đọc hiểu. - Tim đọc thêm các tài liệu khác về lễ hội Ka-tê (sách, báo hoặc các bài viết trên trang Thông tin điện tử của Chính phủ; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận,..). Sưu tầm một số tranh, ảnh, video có liên quan. b) Tìm ý và lập dàn ý - Tim ý theo các gợi dẫn sau: + Tên địa chỉ văn hoá là gì, ở địa phương / vùng miền nào? → Khu di tích đền Hùng, xã Huy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ. + Mục đích và nội dung chính sẽ trình bày là gì? → Ý nghĩa lễ hội, thời gian tổ chức, quá trình diễn ra lễ hội cụ thể theo từng đền + Đặc điểm của địa chỉ văn hoá đỏ thế nào? → Quy mô tổ chức, những nét văn hóa đặc sắc của đền Hùng, Phú Thọ. + Ý nghĩa của địa chỉ văn hoá đó đối với cuộc sống, con người là sao? → Hội đền Hùng hay giỗ tổ Hùng Vương là ngày hội quần tụ, ca ngợi sự hưng thịnh của nòi giống, là biểu tượng của tinh thần cộng đồng. Người đến hội mang theo lòng ngưỡng mộ sâu đậm về quê cha đất tổ, một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức người Việt Nam cho dù họ sống ở bất cứ phương trời nào. - Lập dàn ý cho bài thuyết trình:Mở đầu | Giới thiệu khái quát về lễ hội Ka-tế của người Chăm ở Ninh Thuận và mục đích của bài thuyết trình. Ví dụ: Thông qua việc giới thiệu những nét đặc sắc của lễ hội Ka-tô, mọi người hiểu rõ về văn hoá, tín ngưỡng, đời sống tinh thần của người Chăm ở Ninh Thuận, từ đó, cũng góp phần gin giữ và phát huy những giá trị văn hoả tốt đẹp của dân tộc (mục đích). |
Nội dung chính | + Trình bày cụ thể các đặc điểm của lễ hội Ka-tệ, chẳng hạn: Tên gọi: thời gian, không gian tổ chức; phần lễ phân hội, ... Có thể đan cài các cảm nhận, đánh giá riêng của bản thân theo từng phần, + Trình bày ý nghĩa của lễ hội Ka-tế đối với cuộc sống, con người. Ví dụ: Qua lễ hội Ka-tê, người Chăm thể hiện sự tri ân đối với tổ tiên, các bậc tiền bối đã có công tạo dựng và bảo vệ cuộc sống cho họ. Đây cũng là khoảng thời gian những thành viên trong gia đình vui Tết đoàn viên, đến thăm họ hàng, bè bạn và cùng nhau tận hưởng những giây phút bình an, hạnh phúc. |
Kết thúc | Khẳng định lại giá trị văn hoá chủ yếu của lễ hội Katê (giá trị về vật chất, tinh thần) đối với người Chăm nói riêng và với cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung. |