Soạn bài THĂNG LONG – ĐÔNG ĐÔ – HÀ NỘI: MỘT HẰNG SỐ VĂN HÓA VIỆT NAM soạn văn 10 Tập 1 Trang 94 95 96 97 SGK Cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem: [caption id="attachment_19638" align="aligncenter" width="1200"] Soạn bài THĂNG LONG – ĐÔNG ĐÔ – HÀ NỘI: MỘT HẰNG SỐ VĂN HÓA VIỆT NAM soạn văn 10 Tập 1 Trang 94 95 96 97 SGK Cánh diều[/caption]
1. Chuẩn bị Yêu cầu (trang 94 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.”
- Khi đọc văn bản thông tin nói chung và văn bản thông tin tổng hợp nói riêng, các em cần lưu ý:
+ Nhận diện những đặc điểm chung của văn bản (ví dụ: nhan đề / tiêu đề, đề mục lớn, đề mục nhỏ, lời chú thích, ...).
+ Phát hiện mô hình cấu trúc của văn bản (ví dụ: nguyên nhân - kết quả; trật tự thời gian, phân loại, vấn đề và giải pháp; liệt kê chuỗi sự việc; các bước trong quy trình; ...).
+ Tìm hiểu thông tin chi tiết trong văn bản và đánh giá giá trị, ý nghĩa của những thông tin đó với thực tiễn đời sống.
+ Phân tích, đánh giá tác dụng của phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ; sự kết hợp của yếu tố thuyết minh với miêu tả, biểu cảm, tự sự trong việc truyền tải thông tin đến người đọc.
+ Trong quá trình đọc hiểu, cần kết nối với hiểu biết, kinh nghiệm, vốn sống cá nhân và các hoạt động tra cứu khác để hỗ trợ việc tìm hiểu và vận dụng thông tin từ văn bản.
- Đọc trước văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam và tìm hiểu lịch sử, ý nghĩa của các tên gọi: Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội và thông tin về nhà sử học Trần Quốc Vượng.
Trả lời:
- Nhận diện những đặc điểm chung của văn bản
+ Nhan đề: Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam
+ Đề mục lớn: 2 đề mục
- Mô hình cấu trúc của văn bản: phân loại, vấn đề và giải pháp; liệt kê chuỗi sự việc
- Đánh giá giá trị, ý nghĩa của những thông tin đó với thực tiễn đời sống: giúp người đọc tìm hiểu lịch sử, ý nghĩa của các tên gọi: Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội và thông tin về nhà sử học Trần Quốc Vượng.
- Phân tích, đánh giá tác dụng của phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ; sự kết hợp của yếu tố thuyết minh với miêu tả, biểu cảm, tự sự trong việc truyền tải thông tin đến người đọc.
+ Phương tiện ngôn ngữ: nội dung, tính chất của ngôn ngữ thể hiện cái nhìn khách quan của tác giả về văn hóa Hà Nội.
+ Phương tiện phi ngôn ngữ: Hình ảnh trực quan Khuê Văn Các.
+ Sự kết hợp của yếu tố thuyết minh với miêu tả, biểu cảm, tự sự: giúp bài cho việc trình bày các luận cứ trong văn bản được rõ ràng, cụ thể, có hiệu quả thuyết phục cao vì tác động tới cảm xúc của người nghe.