Yêu cầu (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- Đọc trước truyện Thần Trụ trời. Tìm hiểu thêm thông tin về truyện thần thoại Việt Nam từ các nguồn khác nhau (sách, báo, Internet,...); lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin quan trọng về truyện thần thoại Việt Nam.
- Em đã đọc truyện thần thoại nào của Việt Nam? Hãy nhớ lại để có thể kể trước lớp.
Trả lời:
- Thần thoại là những truyện hoang đường, tưởng tượng về các vị thần, các nhân vật anh hùng, nhân vật sáng tạo văn hoá, ... phản ánh nhận thức, cách lí giải của con người thời cổ đại về các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội.
- Đây là một truyện thần thoại thuộc nhóm thần thoại suy nguyên (giải thích các hiện tượng tự nhiên), được nhân dân sáng tạo, lưu truyền từ xa xưa, lưu truyền từ xa xưa nhằm cắt nghĩa sự hình thành trời đất, núi sông, biển cả…
Thần thoại Việt Nam có thể phân ra thành các nhóm chính sau đây
- Về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên: Thần trụ trời, Ông Trời, Nữ thần Mặt Trăng, Thần Mặt trời, Thần Mưa...
- Về nguồn gốc các loài động thực vật: Cuộc tu bổ các giống vật, Thần Lúa...
- Về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam: Ông Trời, Thần Nông, Mười hai bà mụ, Nữ Oa-Tứ Tượng, Lạc Long Quân-Âu Cơ...
- Về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề: Sơn Tinh-Thuỷ Tinh, Nữ thần nghề mộc, Thạch Sanh, Thánh Gióng...
- Thần thoại Việt bị truyền thuyết hóa: Truyền thuyết vua Hùng...
- Thần thoại còn biến tướng trong Phật thoại, Tiên thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và cả truyện cười: Cóc kiện Trời, Chử Đồng Tử... hoặc mang dấu ấn của xã hội nguyên thủy như Trầu Cau, Hòn Vọng Phu, Sao Hôm Sao Mai...