Lời giải BÀI 8: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3 CHO 9 soạn Toán 6 Trang 26 27  Chân trời sáng tạo


Cùng Captoc.vn tìm hiểu tài liệu Lời giải BÀI 8: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3 CHO 9 soạn Toán 6 Trang 26 27  Chân trời sáng tạo

A. Các câu hỏi trong bài

Hoạt động khởi động trang 26 Toán lớp 6 Tập 1: 

Một số chia hết cho 3 thì có chia hết cho 9 không? Lời giải: Ta có số 3 chia hết cho 3 (vì 3 : 3 = 1), nhưng số 3 không chia hết cho 9 (vì 3 < 9). Do đó một số chia hết cho 3 chưa chắc đã chia hết cho 9.

Hoạt động khám phá 1 trang 26 Toán lớp 6 Tập 1:

Để biết số 378 có chia hết cho 9 hay không, bạn An viết như sau: 378 = 3.100 + 7.10 + 8 = 3.(99 + 1) + 7.(9 + 1) + 8 = 3.99 + 3.1 + 7.9 + 7 + 8 = 3.99 + 7.9 + (3 + 7 + 8) = 9.(3.11 + 7) + (3 + 7 + 8)  Từ đây bạn An khẳng định rằng số 378 chia hết cho 9, vì có (3.11 + 7).9 là một số chia hết cho 9 và tổng các chữ số của nó là 3 + 7 + 8 = 18 chia hết cho 9. Khẳng định của An có đúng hay không? Vì sao? Lời giải: Khằng định của An là đúng. Vì số 378 sau khi được phân tích thành tổng của hai số hạng (3.11 + 7).9  và 18. Trong đó (3.11 + 7).9   là tích của một số với 9 nên tích này chia hết cho 9, còn 18 chia hết cho 9. Do đó tổng (3.11 + 7).9  + 18 cũng chia hết cho 9 nên 378 chia hết cho 9.

Thực hành 1 trang 26 Toán lớp 6 Tập 1:

a) Trong các số 245, 9 087, 396, 531 số nào chia hết cho 9? b) Hãy chỉ ra hai số chia hết cho 9 và hai số không chia hết cho 9? Lời giải: a) 245 có tổng các chữ số là 2 + 4 + 5 = 11 không chia hết cho 9 nên 245 không chia hết cho 9  9 087 có tổng các chữ số là 9 + 0 + 8 + 7 = 24 không chia hết cho 9 nên 9 087 không chia hết cho 9 396 có tổng các chữ số là 3 + 9 + 6 = 18 ⋮ 9 nên 396 ⋮ 9 531 có tổng các chữ số là 5 + 3 + 1 = 9 ⋮ 9 nên 531 ⋮ 9 Vậy các số 396, 531 chia hết cho 9. b) Hai số chia hết cho 9 là 531, 108 Ta có: 5 + 3 + 1 = 9 là một số chia hết cho 9 nên 531 chia hết cho 9. ! + 0 + 8 = 9 chia hết cho 9 nên 108 chia hết cho 9. Hai số không chia hết cho 9 là 105, 291. Ta có: 1 + 0 + 5 = 6 không chia hết cho 9 nên 105 không chia hết cho 9. 2 + 9 + 1 = 12 không chia hết cho 9 nên 291 không chia hết cho 9.

Hoạt động khám phá 2 trang 27 Toán lớp 6 Tập 1:

Viết các số sau dưới dạng tổng các chữ số của nó cộng với một số chia hết cho 3 theo mẫu trên: 315;         418. Lời giải: 315 = 3.100 + 1.10 + 5 = 3.(99 + 1) + 1.(9 + 1) + 5 = 3.99 + 3 + 1.9 + 1 + 5 = (3.99 + 1.9) + (3 + 1 + 5)  = (3.99 + 3.3) + (3 + 1 + 5)  = 3.(99 + 3) + (3 + 1 + 5) Trong đó  3 + 1 + 5 là tổng các chữ số của 315; 3.(99 + 3)  là một số chia hết cho 3. 418 = 4.100 + 1.10 + 8 = 4.(99 + 1) + 1.(9 + 1) + 8 = 4.99 + 4 + 9 + 1 + 8 = (4.99 + 9) + (4 + 1 + 8) = (4.33.3 + 3.3) + (4 + 1 + 8) = 3 . (4.33 + 3) + (4 + 1 + 8) Trong đó 4 + 1 + 8 là tổng các chữ số của 418; 3 (4.33 + 3) là một số chia hết cho 3.

Thực hành 2 trang 27 Toán lớp 6 Tập 1: 

Trong các số 315 và 418, số nào chia hết cho 3? Lời giải: Ta có 3 + 1 + 5 = 9 chia hết cho 3 nên 315 chia hết cho 3. 4 + 1 + 8 = 13 không chia hết cho 3 nên 418 không chia hết cho 3.

B. Bài tập

Bài 1 trang 23 Toán lớp 6 Tập 1:

Khẳng định nào sau đây là đúng, khẳng định nào là sai? a) 1 560 + 390 chia hết cho 15; b) 456 + 555 không chia hết cho 10; c) 77 + 49 không chia hết cho 7; d) 6 624 – 1 806 chia hết cho 6. Lời giải: a) Ta có: 1 560 = 104.15 nên 1 560 chia hết cho 15, 390 = 26.15 nên 390 chia hết cho 15 nên theo tính chất chia hết của một tổng thì 1 560 + 390 chia hết cho 15.  Vậy “1560 + 390 chia hết cho 15” là khẳng định đúng.  b) 456 + 555 = 1 011 mà 1 011 = 101.10 + 1  nên 1 011 không chia hết cho 10. Do đó “456 + 555 không chia hết cho 10” là khẳng định đúng. c) Ta có: 77 chia hết cho 7, 49 cũng chia hết cho 7.  Do đó tổng 77 + 49 chia hết cho 7. Vậy “77 + 49 không chia hết cho 7” là khẳng định sai. d) Ta có: 6 624 = 1 104.6 nên 6 624 chia hết cho 6, 1 806 = 301.6 nên 1 806 chia hết cho 6. Nên hiệu 6 624 – 1 806 chia hết cho 6. Vậy “6 624 – 1 806 chia hết cho 6” là khẳng định đúng.

Bài 2 trang 23 Toán lớp 6 Tập 1:

Trong các phép chia sau, phép chia nào là phép chia hết, phép chia nào là phép chia có dư? Viết kết quả phép chia dạng a = b.q + r, với 0 ≤ r ≤ b. a) 144:3;         b) 144:13;        c) 144:30. Lời giải: Phép chia hết là: 144:3. Phép chia có dư: 144:13, 144:30. Ta có: 144:3 = 48.3 + 0, nên 144:3 là phép chia hết.  Ta có 144:13 = 13.11 + 1, nên 144:13 là phép chia có dư. Ta có 144:30 = 30.4 + 24, nên 144:30 là phép chia có dư.

Bài 3 trang 24 Toán lớp 6 Tập 1:

Tìm các số tự nhiên q và r biết cách viết kết quả phép chia có dạng như sau: a) 1 298 = 354.q + r (0 ≤ r <  354) b) 40 685 = 985.q + r (0 ≤ r <  985) Lời giải: a) 1 298 chia 354 được thương là 3, số dư là 236. Nên ta viết: 1 298 = 354.3 + 236, Vậy q = 3; r = 236. b) 40 685 chia 985 được thương là 41, số dư là 300. Nên ta viết: 40 685 = 985.41 + 300. Vậy q = 41, r = 300.

Bài 4 trang 24 Toán lớp 6 Tập 1: 

Trong phong trào xây dựng “nhà sách của chúng ta”, lớp 6A thu được 3 loại sách do các bạn trong lớp đóng góp: 36 quyển truyện tranh, 40 quyển truyện ngắn và 15 quyển thơ. Có thể chia số sách đã thu được thành 4 nhóm với số lượng quyển bằng nhau không? Vì sao? Lời giải: Cách 1.  Tổng số quyển sách thu được là: 36 + 40 + 15 = 91 (quyển). Vì 91 = 22 . 4 + 3 nên 91 không chia hết cho 4 nên ta không thể chia số sách đã thu được thành 4 nhóm với số quyển bằng nhau. Cách 2.  Vì 36 = 9.4 nên 36 chia hết cho 4,  40 = 4.10 nên 40 chia hết cho 4 và 15 không chia hết cho 4 nên 36 + 40 + 15 không chia hết cho 4. Hay nói cách khác không thể chia số sách đã thu được thành 4 nhóm với số quyển bằng nhau. Lời giải BÀI 8: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3 CHO 9 soạn Toán 6 Trang 26 27  Chân trời sáng tạo
Bài trước
Bài sau

Chúng tôi luôn nỗ lực
để người dùng hạnh phúc hơn