Soạn bài VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ LỤC BÁT soạn văn 6 tập 1 Trang 83 SGK Cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
1. Định hướng
a)
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát là ghi lại những cảm xúc của bản thân về bài thơ đó. Người viết cần trả lời câu hỏi: Bài thơ gợi cho em những cảm nghĩ gì?
- Đoạn văn có thể chỉ nêu cảm nghĩ về một chi tiết nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ lục bát mà em có ấn tượng và yêu thích
b) Để có thể viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát, các em cần chú ý:
- Đọc kĩ để hiểu bài thơ.
- Lựa chọn một yếu tố trong bài thơ mà em thấy yêu thích, thú vị nhất.
- Viết đoạn văn nêu rõ: Em thích nhất chi tiết, yếu tố,… nào trong bài thơ? Vì sao?
2. Thực hành
Bài tập: Em hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát (“À ơi tay mẹ”, “Về thăm mẹ”) hoặc một về một bài ca dao Việt Nam đã học.
a) Chuẩn bị
- Đọc kĩ đề bài và xác định yêu cầu của đề: Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát đã học hoặc một bài ca dao đã học.
- Chọn bài thơ mà em sẽ phát biểu cảm nghĩ:
Con người có cố, có ông,
Như cây có cội, như sông có nguồn.
- Đọc lại bài thơ.
Soạn bài VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ LỤC BÁT soạn văn 6 tập 1 Trang 83 SGK Cánh diều
b) Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý:
+ Bài thơ lục bát mà em thích là: Con người có cố, có ông, / Như cây có cội, như sông có nguồn.
+ Nội dung trong bài thơ làm em thích là nói về mối quan hệ giữa con cháu với tổ tiên – tình cảm gia đình.
+ Nghệ thuật trong bài thơ làm em thích là so sánh.
+ Khi đọc bài thơ, em suy nghĩ về việc ghi nhớ công ơn của tổ tiên, cảm xúc trân trọng những gì ông cha ta đã làm.
- Lập dàn ý đoạn văn:
+ Mở đoạn: Bài ca dao là tác phẩm hay thuộc chủ đề tình cảm gia đình.
+ Thân đoạn:
_x009f_ Bài ca dao nói về sự thủy chung mà con cháu dành cho tổ tiên của mình.
_x009f_ Hình ảnh so sánh: cây có cội, sông có thượng nguồn, nơi bắt đầu để chúng phát triển giống con người nhờ có ông bà, tổ tiên thì mới có chúng ta ngày hôm nay.
_x009f_ Sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc, giản dị.
_x009f_ Hình ảnh thơ quen thuộc, dung dị như một lời nhắc nhở về sự biết ơn những thế hệ đi trước.
+ Kết đoạn: Bài ca dao đã bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến ông bà, tổ tiên và cả những thế hệ đi trước từ rất lâu.
c) Viết
Ông cha ta từng viết:
Con người có cố, có ông,
Như cây có cội, như sông có nguồn.
Đây là một trong những bài ca dao hay nhất thuộc chủ đề tình cảm gia đình. Bài ca dao nói về sự thủy chung mà con cháu dành cho tổ tiên của mình. Nhắc nhở chúng ta nhớ ơn đến tổ tông nòi giống và còn rộng lớn hơn nữa. Hình ảnh so sánh con người giống như cây, như sông. Cây có gốc, sông có thượng nguồn, nơi bắt đầu để chúng phát triển, sinh sôi. Con người cũng thế, nhờ ông bà, tổ tiên thì mới có chúng ta ngày hôm nay. Bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc, nêu lên một cách giản dị và dễ hiểu, muốn nhắn nhủ con cháu phải nhớ ơn ông bà tổ tiên, không được vong ơn bội nghĩa. Hình ảnh thơ quen thuộc, dung dị như một lời nhắc nhở về sự biết ơn những thế hệ đi trước. Qua đó, bài ca dao đã bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến ông bà, tổ tiên và cả những thế hệ đi trước từ rất lâu.
d) Kiểm tra và chỉnh sửa.