Soạn bài THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT soạn văn 6 tập 1 Trang 78 79 SGK Cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
Câu 1 trang 78 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Giải thích nghĩa của các thành ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây:
a) Gióng lớn nhanh như thổi, “cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ”. (Bùi Mạnh Nhị) b) Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. (Tô Hoài) c) Hai đứa trẻ kia bắt tôi mang về làm miếng mồi méo cho con gà chọi, con họa mi, con sáo mỏ ngà của chúng xơi ngon. Bọn cá chậu chim lồng ấy mà vớ được món ăn mỡ màng như thằng tôi thế này thì phải biết là thích. (Tô Hoài) d) Mai sau bể cạn non mòn À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru. (Bình Nguyên) e) Ngòi bút của ông dẫn ta đi vào những xóm lao động nghèo đói, lam lũ nhất ngày trước, nơi sống chen chúc những thợ thuyền phu phen, những người buôn thúng bán bưng… (Nguyễn Đăng Mạnh) Trả lời: Giải thích nghĩa của các thành ngữ: a) lớn nhanh như thổi: Người hoặc sự vật phát triển rất nhanh về hình thể. b) hôi như cú mèo: Cơ thể có mùi hôi khó chịu. c) cá chậu chim lồng: Chỉ hạng người tầm thường, sống trong vòng giam hãm câu thúc. d) bể cạn non mòn: Nói về sự thay đổi của thiên nhiên, của trời đất trong sự so sánh với cái bất biến của tấm lòng son sắt, chung thủy. e) buôn thúng bán bưng: chỉ những người buôn bán những mặt hàng hóa với giá trị nhỏ, ở các chợ hay các gian hàng nhỏ.Câu 2 trang 79 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
Thành ngữ ở các câu a, b trong bài tập 1 đều gồm hai yếu tố có quan hệ so sánh với nhau (được biểu thị bởi từ như chỉ sự so sánh). Hãy tìm thêm một số thành ngữ được cấu tạo theo kiểu như vậy và giải thích nghĩa của chúng. Trả lời: Một số thành ngữ được cấu tạo gồm hai yếu tố có quan hệ so sánh với nhau và giải thích nghĩa: - Ăn như tằm ăn rỗi: Chỉ hành vi ăn rất nhiều và nhanh. - Khỏe như trâu: Chỉ sức mạnh, khỏe khoắn. - Ngang như cua: Chỉ sự ngang bướng, khăng khăng không chịu nghe theo người khác. - Chạy như cờ lông công: Chạy rối rít, chạy loạn xạ lo việc nhưng không cần thiết, không đem lại kết quả gì.Câu 3 trang 79 SGK Ngữ văn 6 ập 1:
Thành ngữ ở các câu c, d trong bài tập 1 đều gồm hai vế tương ứng với nhau (trong đó có sự đan xen giữa các từ ở mỗi vế). Ví dụ: cá – chim, chậu – lồng; bể – non, cạn – mòn. Hãy tìm thêm một số thành ngữ được cấu tạo theo kiểu như vậy và giải thích nghĩa của chúng. Trả lời: Một số thành ngữ được cấu tạo gồm hai vế tương ứng với nhau và giải thích nghĩa: - Kẻ tám lạng người nửa cân: Chỉ thực lượng hai bên tương đương không ai kém ai. - Một nắng hai sương: Chỉ sự nhọc nhằn, vất vả, lặng lẽ triền miên, phải chịu đựng từ sáng sớm đến chiều tối. - Hồn xiêu phách lạc: Chỉ sự mất hết tinh thần và sinh lực do sự sợ hãi. - ông chẳng bà chuộc: Biểu thị sự chủng chẳng không ăn khớp, không hợp nhau về ý nghĩa cũng như việc làm giữa người này và người khác.Soạn bài THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT soạn văn 6 tập 1 Trang 78 79 SGK Cánh diều
Câu 4 trang 79 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Ghép thành ngữ ở cột bên trái với nghĩa tương ứng ở cột bên phải. Cho biết các thành ngữ ấy sử dụng biện pháp tu từ nào?
Thành ngữ | Nghĩa | |
1) Thả con săn sắt bắt con cá sộp | a) làm ra ít tiêu pha nhiều | |
2) Thả mồi bắt bóng | b) may mắn rơi vào hoàn cảnh sung túc | |
3) Chuột sa chỉnh gạo | c) may mắn có được cái đang cần tìm | |
4) Buồn ngủ gặp chiếu manh | d) bỏ cái có thực chạy theo cái hư ảo | |
5) Bóc ngắn cắn dài | e) bổ mối lợi nhỏ để thu mối lợi lớn |