Soạn bài KIẾN THỨC NGỮ VĂN soạn văn 6 tập 1 Trang 14 15 SGK Cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
1. Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích
- Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân. VD: Thánh Gióng,… - Truyện cổ tích là loại truyện dân gian, thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật như: nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật bất hạnh, nhân vật ngốc nghếch, người mang lốt vật,… nhằm thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu,… VD: Thạch Sanh,…2. Chi tiết, cốt truyện, nhân vật
- Chi tiết là những sự việc nhỏ trong văn bản, tạo nên sự sinh động của tác phẩm. VD: Cậu bé lên ba mà vẫn không biết nói, biết cười (Thánh Gióng) - Cốt truyện là một hệ thống sự kiện được sắp xếp theo một ý đồ nhất định nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa của tác phẩm. VD: Thánh Gióng: sự ra đời kì lạ → đòi đi đánh giặc → đánh tan giặc → bay về trời. - Nhân vật là người, con vật, đồ vật,… được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học. Đặc điểm của nhân vật thường bộc lộ qua hình dáng, cử chỉ, hoạt động, lời nói, ý nghĩ,… VD: Thánh Gióng trong Thánh Gióng; Thạch Sanh, Lý Thông trong Thạch Sanh;…Soạn bài KIẾN THỨC NGỮ VĂN soạn văn 6 tập 1 Trang 14 15 SGK Cánh diều