Soạn bài THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT soạn văn 10 Tập 2 Trang 20 SGK Cánh diều


Soạn bài THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT soạn văn 10 Tập 2 Trang 20 SGK Cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem: [caption id="attachment_19706" align="alignnone" width="1200"]Soạn bài THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT soạn văn 10 Tập 2 Trang 20 SGK Cánh diều Soạn bài THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT soạn văn 10 Tập 2 Trang 20 SGK Cánh diều[/caption]

Câu 1 (trang 20 ): Hai câu in đậm dưới đây áp dụng biện pháp tu từ nào để khẳng định chủ quyền quốc gia và nền độc lập của nước ta? Tên các triều đại Việt Nam, Trung Hoa được sắp xếp như thế nào?

Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đến một phương. Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có. (Nguyễn Trãi) Trả lời: - Hai câu in đậm dưới đây áp dụng biện pháp tu từ liệt kê để khẳng định chủ quyền quốc gia và nền độc lập của nước ta. - Tên các triều đại Việt Nam, Trung Hoa được sắp xếp theo thứ tự trước sau tương ứng: Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Ở các triều đại từ Triệu, Đinh, Lý, Trần đều đã lần lượt đánh bại âm mưu xâm lược và thôn tính của các thế lực phương Bắc thuộc các triều đại Hán, Đường, Tống, Nguyên. Qua cách sắp xếp như vậy, tác giả đã bày tỏ niềm tự hào với sức mạnh và truyền thống vẻ vang của dân tộc. Thêm vào đó để cho bè lũ cướp nước cảm thấy xấu hổ và không dám coi thường nước Đại Việt nữa

Câu 2 (trang 20): Tìm và nêu tác dụng của một số biện pháp tu từ liệt kê mà Nguyễn Trãi đã sử dụng trong văn bản Đại cáo bình Ngô để:

a) Lên án giặc ngoại xâm.  b) Thể hiện quyết tâm giành lại non sông của chủ tướng Lê Lợi.  c) Nói lên khó khăn, thử thách mà nghĩa quân đã trải qua.  d) Miêu tả thất bại thảm hại của quân giặc.  e) Ca ngợi chiến thắng vang dội của quân ta. Trả lời: a) Lên án giặc ngoại xâm:  - Hệ thống hình ảnh, chứng cứ về tội ác của giặc Minh:     + Lừa dối nhân dân ta: “dối trời, lừa dân”, …     + Tàn sát dã man những người vô tội: “nướng dân đen”, “vùi con đỏ”, …     + Bóc lột nhân dân ta bằng chế độ thuế khóa nặng nề: “nặng thuế khóa”, …     + Bắt phu phen, phục dịch: bắt người “mò ngọc”, “đãi cát tìm vàng”, …     + Vơ vét của cải     + Hủy hoại nền văn hóa Đại Việt b) Thể hiện quyết tâm giành lại non sông của chủ tướng Lê Lợi.  + Nguồn gốc xuất thân: là người nông dân áo vải “chốn hoang dã nương mình” + Lựa chọn căn cứ khởi nghĩa: “Núi Lam Sơn dấy nghĩa” + Có lòng căm thù giặc sâu sắc, sục sôi: “Ngẫm thù lớn há đội trời chung, căm giặc nước thề không cùng sống...” + Có lí tưởng, hoài bão lớn lao, biết trọng dụng người tài: “Tấm lòng cứu nước...dành phía tả”. + Có lòng quyết tâm để thực hiện lí tưởng lớn “Đau lòng nhức óc...nếm mật nằm gai...suy xét đã tinh”. ⇒ Tác giả hóa thân vào Lê Lợi Lê Lợi để diễn tả Lê Lợi vừa là người bình dị vừa là anh hùng khởi nghĩa. c) Nói lên khó khăn, thử thách mà nghĩa quân đã trải qua.  + Tuấn kiệt như sao buổi sớm: Hào kiệt khó kiếm + Nhân tài như lá mùa thu: Nhân tài đã hiếm có lại phải hy sinh. + Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần: Công việc nhiều, thiếu người giúp đỡ + Nơi duy ác hiếm người bàn bạc: Ít người tham mưu, bàn việc quân, chiến lược hợp lí. ⇒ Liệt kê ngắn gọn nhưng tường tận những khó khăn của nghĩa quân d) Miêu tả thất bại thảm hại của quân giặc. 

“Lưu Cung tham công nên thất bại Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong; Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã Việc xưa xem xét, chứng cớ còn ghi”

- Những kẻ tự xưng lớn mạnh, huênh hoang tự đắc, làm điều phi nghĩa sau cùng cũng phải gặm nhấm lấy từng thất bại mà thôi, từ Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã, … đều phải nhận lấy những thất bại cay đắng.  → Thể hiện được niềm tin vào sức mạnh của dân tộc, sức mạnh của chính nghĩa trước những hành động bạo tàn, vô nhân tính của kẻ thù. Cuối cùng, chính nghĩa mãi mãi là nguồn ánh sáng cao đẹp soi sáng con đường đấu tranh của dân tộc. e) Ca ngợi chiến thắng vang dội của quân ta. + Xã tắc vững bền + Giang sơn đổi mới + Trời đất thái bình + Trời rồi lại sáng + Nhung y chiến thắng, chiến công oai liệt + Bốn phương thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn. → Một loạt các hình ảnh oai hùng, khải hoàn, thái bình được tác giả liệt kê nhằm ca ngợi chiến thắng vang dội của quân ta.

Câu 3 (trang 21): Tìm biện pháp liệt kê trong các câu dưới đây. Ngoài cách sắp xếp từ ngữ trong phép liệt kê của tác giả, em có thể sắp xếp lại như thế nào? Giải thích cách sắp xếp từ ngữ của em.

a) Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng người dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. b) Kỉ niệm Nguyễn Trãi là nhớ Nguyễn Trãi, nhắc Nguyễn Trãi, làm quen với Nguyễn Trãi hơn nữa: người làm chính trị, người làm quân sự, người nghiên cứu lịch sử nước nhà, người làm văn, làm thơ đều nên hiểu biết, học hỏi Nguyễn Trãi hơn nữa. (Phạm Văn Đồng) c) Muốn biến hoài bão đó thành hiện thực thì trong hành trang của chúng ta càng cần đến tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh. (Vũ Khoan) Trả lời: a)  - Biện pháp liệt kê:  + chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng người dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý + khí phách của dân tộc, tinh hoa của dân tộc - Ngoài cách sắp xếp từ ngữ trong phép liệt kê của tác giả, em có thể sắp xếp lại là: Nguyễn Trãi là người đầu đội trời Việt Nam, chân đạp đất Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng người dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là tinh hoa của dân tộc, là khí phách của dân tộc. - Giải thích cách sắp xếp từ ngữ của em: Em cảm thấy đảo vị trí “chân đạp đất Việt Nam” lên trước “đầu đội trời Việt Nam” giống với câu thành ngữ: “đầu đội trời, chân đạp đất” và đảo “tinh hoa của dân tộc” lên trước “khí phách của dân tộc” nghe thuận hơn. b)  - Biện pháp liệt kê:  + nhớ Nguyễn Trãi, nhắc Nguyễn Trãi, làm quen với Nguyễn Trãi + người làm chính trị, người làm quân sự, người nghiên cứu lịch sử nước nhà, người làm văn, làm thơ + hiểu biết, học hỏi - Ngoài cách sắp xếp từ ngữ trong phép liệt kê của tác giả, em không sắp xếp lại: Câu này em thấy sắp xếp như tác giả là hợp lí nhất. c) - Biện pháp liệt kê:  + tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh - Ngoài cách sắp xếp từ ngữ trong phép liệt kê của tác giả, em có thể sắp xếp lại là: Trong hành trang của chúng ta càng cần đến tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh nếu muốn biến hoài bão đó thành hiện thực. - Giải thích cách sắp xếp từ ngữ của em: Em đảo cụm gồm các từ liệt kê “cần đến tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh” lên đầu để nhấn mạnh câu.

Câu 4 (trang 21): Hãy viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu ý kiến của em về giọng văn hào hùng của Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), trong đoạn văn đó có sử dụng biện pháp liệt kê.

Đoạn văn mẫu tham khảo Đoạn văn mẫu tham khảo Trong đoạn 1 của bài thơ “Đại cáo bình Ngô” chúng ta có thể thấy ngay tư tưởng nhân nghĩa, lòng tự hào, tự tôn dân tộc được thể hiện rất rõ ràng. Nguyễn Trãi đã cất giọng, khẳng khái xưng danh hiệu tên nước: “Như nước Đạ Việt ta từ trước” và khẳng định: “Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. Đúng thế, đây là một quốc gia hoàn toàn độc lập, có một nền văn hiến đã rất lâu đời, có những “phong tục” tập quán rất riêng không trùng lặp với bất cứ quốc gia nào khác, và quan trọng hơn nữa, đã bao thế kỉ qua, nó vẫn cứ tồn tại bình đẳng và đầy kiêu hãnh bên cạnh cách triều đại của các hoàng đế Trung Hoa. Bên cạnh những giá trị nội dung khẳng định chủ quyền dân tộc, Nguyễn Trãi sử dụng giọng văn đĩnh đạc, hào hùng, trang nghiêm, lý lẽ sắc bén, đanh thép và và lối diễn đạt sóng đôi, cân xứng của những câu văn biền ngẫu đã khẳng định và ngợi ca tầm vóc lịch sử lớn lao của Đại Việt, biểu lộ một ý chí, tự cường dân tộc cao độ. Biện pháp liệt kê: Nguyễn Trãi sử dụng giọng văn đĩnh đạc, hào hùng, trang nghiêm, lý lẽ sắc bén, đanh thép và và lối diễn đạt sóng đôi, cân xứng của những câu văn biền ngẫu.
Bài trước
Bài sau

Chúng tôi luôn nỗ lực
để người dùng hạnh phúc hơn