Soạn bài ÔNG GIUỐC - ĐANH MẶC LỄ PHỤC soạn văn 8 tập 2 Trang 118 119 120 121 SGK


Soạn bài ÔNG GIUỐC - ĐANH MẶC LỄ PHỤC soạn văn 8 tập 2 Trang 118 119 120 121 SGK. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 ( trang 121 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

- Lớp kịch được chia thành hai cảnh: + Cảnh 1: Lời thoại của ông Giuốc- đanh và bác phó may. + Cảnh sau: Đối thoại giữa ông Giuốc- đanh và tay thợ phụ. - Số lượng nhân vật xuất hiện trong từng cảnh: + Cảnh 1: Sân khấu xuất hiện bốn nhân vật: ông Giuốc- đanh, bác phó may, gia nhân, thợ phụ mang lễ phục. + Cảnh 2: Ông Giuốc- đanh, thợ phụ, bốn tên thợ phụ giúp ông Giuốc đanh mặc lễ phục. - Không khí kịch càng về sau càng sôi động, đến cuối cảnh thì không khí hài kịch thực sự náo nhiệt.

Câu 2 ( trang 121 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

Tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc đanh thể hiện qua đoạn đối thoại với bác phó may: + Chuyện về đôi bít tất, chuyện bộ tóc giả, lông đính mũ rồi tới bộ lễ phục mới với bông hoa ngược. + Ông Giuốc- đanh phát hiện ra lỗi trên bộ lễ phục nhưng bác phó may lại lấp liếm chuyện đó: " người quý phái đều mặc như thế này". + Vì muốn học làm sang nên ông Giuốc đanh thấy hoàn toàn hợp lý trước ý kiến của bác phó may. + Bác phó may xin may hoa xuôi thì bị ông Giuốc đanh từ chối vì sợ làm tuột lỡ cơ hội làm sang. + Ông Giuốc đanh phát hiện ra phó may ăn bớt vải nhưng bác thợ phụ hướng đông Giuốc đanh tới bộ lễ phục là ông quên ngay. + Bác phó may lại quá tự tin khi mặc đúng cái áo bằng vải ăn bớt của ông Giuốc đanh đến nhà ông. → Tham vọng muốn bước chân vào giới thượng lưu, công thêm sự ngu dốt thiếu hiểu biết của ông Giuốc đanh đã đẩy ông tới chỗ bị lừa bịp và trở thành trò cười.

Câu 3 ( trang 121 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

Sang cảnh sau tính cách trưởng giả học đòi làm sang của ông Giuốc đanh tiếp tục được bộc lộ dần. + Thợ phụ gọi Giuốc đanh là ông lớn, đúng lúc ông đang mặc lễ phục say sưa và có cảm giác trở thành quý phái. + Thợ phụ liên tục gọi ông Giuốc đanh là "ông lớn", "cụ lớn" đều được thưởng tiền. + Tay thợ phụ liên tiếp tung ra những câu nịnh nọt để moi tiền, và y đạt được mục đích của mình. → Giấc mộng mù quáng muốn bước chân vào giới thượng lưu lớn hơn cả sự tiếc tiền. Tính học đòi làm sang của ông không gì cản được.

Câu 4 ( trang 121 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

Vở kịch gây cười ở sự mất cân bằng đối xứng giữa hình thức với nội dung, giữa cái biểu hiện bên ngoài với cái bên trong. + Tác giả xây dựng hình tượng nhân vật hài kịch bất hủ khi tạo ra sự khập khiễng bất hòa giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn với giấc mộng học đòi làm sang. + Hàng loạt chi tiết gây cười: bộ lễ phục với bông hoa ngược, tiền thưởng cho những tiếng tung hô, nịnh bợ, vẻ vênh vác rởm hợm của ông Giuốc đanh khi mặc lễ phục. + Giấc mơ bước chân vào giới thượng lưu khi không có kiến thức, hiểu biết liên tục đẩy ông Giuốc đanh trở thành người lố bịch. → Mô-li-e tài tình trong việc khắc họa tính cách lố lăng của một tay trưởng giả muốn học đòi học làm sang, gây nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả.

Soạn bài ÔNG GIUỐC - ĐANH MẶC LỄ PHỤC soạn văn 8 tập 2 Trang 118 119 120 121 SGK

Bài trước
Bài sau

Chúng tôi luôn nỗ lực
để người dùng hạnh phúc hơn