Soạn bài CÂU NGHI VẤN soạn văn 8 tập 2 Trang 11 12 SGK. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:
I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính.
1. Đọc đoạn trích, trả lời câu hỏi a, Trong đoạn trích trên, câu nghi vấn: + "Sáng nay người ta đấm u có đau không?" + " Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?" + "Hay là u thương chúng con đói quá? - Đặc điểm hình thức: có dấu "?" và các từ nghi vấn như "không", "làm sao", "hay" b, Câu nghi vấn được sử dụng để hỏi.II. Luyện tập
Bài 1 (trang 11,12 SGK Ngữ văn 8 tập 2):
a, Câu nghi vấn: "Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?" b, " Tại sao con người lại phải khiếm tốn như thế? c, " Văn là gì?", "Chương là gì?" d, + "Chú mình muốn cùng tớ vui đùa không?" + "Đùa trò gì?" + "Cái gì thế?" + " Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?" - Đặc điểm của các câu nghi vấn: + Hình thức: Có dấu hỏi chấm khi viết, có các từ nghi vấn: gì, không, hả, gì thế + Nội dung: Mục đích dùng để hỏiBài 2 (trang 12 SGK Ngữ văn 8 tập 2):
- Các câu nghi vấn này có dấu hỏi chấm kết thúc câu. Sử dụng từ hay để nối tạo ra mối quan hệ lựa chọn câu nghi vấn. - Không thể thay từ "hay" bằng từ "hoặc", câu sẽ sai lo-gic, sai ngữ pháp và có nghĩa khác hẳn với mục đích câu hỏi đề ra.Bài 3 ( trang 13 SGK Ngữ văn 8 tập 2):
- Không thể sử dụng dấu câu để đặt vào cuối các câu (a), (b), (c), (d) bởi các câu trên không nhằm để hỏi. - Các câu (a) và (b) có các từ không và tại sao không đóng vai trò là từ nghi vấn trong câu, mà được sử dụng như một bổ ngữ trong câu. - Các từ "nào" câu (c ) đóng vài trò là từ liệt kê, từ "ai" ở đây là đại từ trong câu khẳng định. → Các câu trên không phải câu nghi vấn bởi mục đích các câu trên dùng để khẳng định.Soạn bài CÂU NGHI VẤN soạn văn 8 tập 2 Trang 11 12 SGK