Soạn bài VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN THUYẾT PHỤC NGƯỜI KHÁC TỪ BỎ MỘT THÓI QUEN HAY MỘT QUAN NIỆM soạn văn 10 Tập 2 Trang 50 51 52 53


Son bài VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN THUYẾT PHỤC NGƯỜI KHÁC TỪ BỎ MỘT THÓI QUEN HAY MỘT QUAN NIỆM son văn 10 Tp 2 Trang 50 51 52 53 54 55 SGK Chân tri sáng to. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem: Soạn bài VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN THUYẾT PHỤC NGƯỜI KHÁC TỪ BỎ MỘT THÓI QUEN HAY MỘT QUAN NIỆM soạn văn 10 Tập 2 Trang 50 51 52 53 54 55 SGK Chân trời sáng tạo

* Tri thức về kiểu bài:

Kiểu bài:           Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm là kiểu bài nghị luận dùng lí lẽ và bằng chứng để chỉ ra sự sai trái và tác hại của một thói quen hay quan niệm nhằm giúp họ từ bỏ thói quen hay quan niệm ấy.

Yêu cầu đối với kiểu bài:

+ Nêu rõ thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; mục đích lí do viết bài luận. + Trình bày các luận điểm: tác hại của thói quen/quan niệm, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/quan niệm, những gợi ý về giải pháp thực hiện. + Sử dụng lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục, có lí, có tình. + Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lí. + Diễn đạt mạch lạc, gãy gọn, lời lẽ chân thành. + Bố cục bài luận gồm 3 phần: Mở bài: nêu thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; lí do hay mục đích viết bài luận. Thân bài: lần lượt đưa ra ít nhất hai luận điểm (lí lẽ, bằng chứng) làm rõ mặt trái và tác hại của thói quen hay quan niệm; nêu lợi ích/giải pháp khắc phục, từ bỏ thói quen hay quan niệm. Kết bài: khẳng định lại ý nghĩa, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/quan niệm; thể hiện niềm tin vào sự cố gắng và thành công của người thực hiện.

* Hướng dẫn phân tích ngữ liệu tham khảo:

Bài văn thuyết phục bạn từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại di động

Câu 1 (trang 52): Các phần mở bài, thân bài, kết bài trong ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm chưa?

Trả lời: Các phần mở bài, thân bài, kết bài trong ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm.

Câu 2 (trang 52 ): Bài viết đã chỉ ra tác hại của thói quen và lợi ích của việc từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại di động bằng các lí lẽ, bằng chứng nào? Các lí lẽ, bằng chứng ấy có được sắp xếp hợp lí không?

Trả lời: - Bài viết đã chỉ ra tác hại của thói quen và lợi ích của việc từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại di động bằng các lí lẽ, bằng chứng:
Lí lẽ Bằng chứng
Lạm dụng điện thoại di động là sử dụng điện thoại di động một cách thiếu kiểm soát, gây ảnh hưởng đến cuộc sống. - Những bạn trẻ chăm chú nhìn vào màn hình điện thoại, thức đến hai, ba giò sáng để theo dõi những dòng cập nhật trên mạng xã hội. - Việc lạm dụng điện thoại di động khiến chúng ta mất tập trung trong giờ học, từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập. - Việc lạm dụng điện thoại di động ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta.  
Nếu ta từ bỏ được thói quen lạm dụng điện thoại di động, tức là sử dụng một cách có ý thức, đúng nơi, đúng lúc, thì chiếc điện thoại di động lại trở thành công cụ hữu ích cho cuộc sống của chúng ta. Các ứng dụng trên điện thoại di động giúp ích cho con người trong việc soạn thảo văn bản, chụp ảnh, dựng phim, phục vụ đắc lực cho các bài thuyết trình trên lớp.

Câu 3 (trang 52 ): Quan điểm, thái độ của người viết về vấn đề có được thể hiện rõ ràng, nhất quán không?

Trả lời: Quan điểm, thái độ của người viết về vấn đề có được thể hiện rõ ràng, nhất quán. Các lí lẽ, bằng chứng đều nhằm mục đích thuyết phục các bạn học sinh từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại di động.

Câu 4 (trang 52): Cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu của người viết đã phù hợp với mục đích của bài luận hay chưa?

Trả lời: Cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu của người viết vừa phải, gần gũi nhằm giúp người đọc hiểu được tác hại của việc lạm dụng điện thoại di động cũng như lợi ích của việc sử dụng điện thoại di động đúng cách. Cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu như vậy đã phù hợp với mục đích của bài luận.

Câu 5 (trang 52): Bạn rút được kinh nghiệm hay lưu ý gì khi thực hiện một bài luận tương tự?

Trả lời: Tôi rút được lưu ý khi thực hiện một bài luận tương tự: Sau khi đưa ra các luận điểm thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, cần phải đưa ra giải pháp khả thi để người đó có thể thực hiện được. Đề bài (trang 56 sgk

* Thực hành viết theo quy trình

 Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Đề 1: Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen có hại. Đề 2: Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện. Bước 1: Chuẩn bị viết Xác định đề tài: Với đề bài nêu trên, bạn cần chọn một thói quen hay quan niệm của một đối tượng cụ thể nào đó trong đời sống để trình bày ý kiến thuyết phục họ từ bỏ. Chẳng hạn, bạn có thể chọn các thói quen: + Ăn quà vặt không đúng lúc, đúng chỗ. + Cười nói to hoặc gây tiếng ồn nơi công cộng. + Xả rác, chất thải không đúng nơi quy định. + Đến lớp học hay đi họp muộn so với giờ quy định. + Không học bài làm bài cũ ở nhà, đến lớp mới tìm cách học qua loa, đối phó. + … Hoặc một số quan niệm sai lệch, phiến diện: + Chỉ có không gian ảo trên mạng mới đem lại cho mỗi người tri thức, tự do, hứng thú nhiều nhất. + Xem văn chương là phù phiếm. + Đề cao quá đáng cái tôi cá nhân. + Cần ăn mặc khác người để tỏ ra sành điệu. +… Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc: Bạn cần trả lời các câu hỏi dưới đây nhằm lựa chọn nội dung và cách viết phù hợp: Việc viết văn bản này nhằm mục đích gì? - Ai sẽ là người đọc văn bản? Thu thập tư liệu: Tư liệu liên quan đến thói quen có hại hay quan niệm tiêu cực trong đời sống có thể thu thập từ những nguồn khác nhau, bao gồm tài liệu thực tế và tài liệu lưu trữ. Có thể thu thập từ truyền thông và từ những quan sát, trải nghiệm đời sống của chính bạn; nên ưu tiên thu thập tư liệu liên quan đến tác hại hay mặt trái của thói quen hoặc quan niệm mà mình muốn bác bỏ Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý Tìm ý: + Xác định hướng nghị luận về vấn đề: chẳng hạn bạn sẽ tập trung khẳng định hay bác bỏ hay kết hợp khẳng định với bác bỏ nghị luận về vấn đề. + Ghi lại bất cứ ý tưởng nào nảy sinh trong đầu trong quá trình thu thập tài liệu và tìm ý cho bài viết. + Phác họa một số luận điểm chính, rồi tìm lí lẽ, bằng chứng cho các luận điểm ấy. Lập dàn ý: Bạn sắp xếp nội dung các phần mở bài, thân bài, kết bài; các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong thân bài.           Riêng với phần thân bài, bạn cần chi tiết hóa các luận điểm, định hướng lí lẽ và bằng chứng. Ví dụ, với đề bài “Viết bài luận thuyết phục bạn từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại di động” như tham khảo ngữ liệu trên đây, bạn cần nêu rõ tên các luận điểm, định hướng lí lẽ, bằng chứng trong dàn ý nhằm chỉ ra tác hại của thói quen, lợi ích của việc từ bỏ thói quen, gợi ý về giải pháp thực hiện. Dàn ý của phần thân bài, theo đó, gồm các luận điểm chính: 1. Thói quen lạm dụng điện thoại di động và tác hại. (Luận điểm thứ nhất: Lí lẽ và bằng chứng ) 2. Ích lợi của việc từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại di động. (Luận điểm thứ hai: Lí lẽ và bằng chứng ) 3. Giải pháp khả thi đối với việc từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại di động. (Luận điểm thứ hai: Lí lẽ và bằng chứng ) Một ví dụ khác. Nếu cần thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm cho rằng: ngày nay, chỉ có không gian ảo trên mạng mới đem lại cho mỗi người tri thức, tự do, hứng thú, có thể lập ý cho phần thân bài như sau: 1. Không gian ảo trên mạng thực ra chỉ là một trong nhiều nguồn đem lại cho mỗi người tri thức. (Luận điểm thứ nhất: Lí lẽ và bằng chứng ) 2. Không gian ảo trên mạng cũng có các kiểu luật lệ riêng, nếu vi phạm có thể đồng nghĩa với phạm pháp và chuốc lấy hậu quả khôn lường. (Luận điểm thứ nhất: Lí lẽ và bằng chứng ) 3. Không gian ảo trên mạng có thể mang lại cho người dùng một số hứng thú nhưng cũng có thể để lại nhiều tác hại. (Luận điểm thứ nhất: Lí lẽ và bằng chứng ) Bước 3: Viết bài: Bài mẫu tham khảo: Đi trễ không chỉ đơn thuần là một thói quen xấu mà còn là căn bệnh bám rễ vào tư tưởng mỗi người và có thể gây nên những hậu quả khó lường nếu không được khắc phục ngay từ bây giờ. Để khắc phục thói quen đi trễ của bản thân đầu tiên bạn phải là một người biết coi trọng thời gian và đơn giản là có ý thức tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình. Thứ nhất, bạn phải biết cách lập kế hoạch phân bổ thời gian trong ngày một cách hợp lí. Nếu bạn là người chậm chạp, lề mề trong việc chuẩn bị trước khi ra khỏi nhà thì hãy nhớ cài đồng hồ hẹn trước một chút thời gian để không bị lỡ hẹn và đi học đúng giờ. Thứ hai, nếu bạn là người đãng trí hay quên thì hãy tự lập cho mình một thời gian biểu khoa học và nhớ thường xuyên theo dõi nó để chắc chắn rằng mình không bỏ quên hay đi trễ một cuộc hẹn hay một buổi học nào cả. Và bạn cũng nên dự trù thời gian để có thể hoàn thành công việc và những việc có khả năng phát sinh thêm, tránh để quỹ thời gian của bạn bị quá tải, trôi đi một cách lãng phí. Quản lý thời gian là một giải pháp cần thiết để khắc phục được tình trạng trễ giờ, quên thời gian,… và cần phải bố trí đủ thời gian vào buổi sáng để sẵn sàng đi học, trì hoãn các công việc không cần thiết cũng như dự đoán được các vấn đề về giao thông. Rất nhiều người không có ý thức sắp xếp, phân bổ thời gian một cách hợp lý, làm việc gì cũng chậm chạp và họ coi việc đi học muộn trở thành một việc hết sức bình thường. Việc đi đúng giờ không chỉ thể hiện bạn là một người văn minh, hiện đại mà còn là một người biết tôn trọng người khác. Chẳng hạn việc bạn thường xuyên đi trễ sẽ làm mất đi uy tín của bạn, lời hứa không còn có trọng lượng và bị đánh giá là người không đáng tin cậy. Nếu bạn nghĩ rằng đi học muộn là việc của bạn và hậu quả ra sao mình bạn chịu thì nhầm rồi nhé.  Cha ông ta có câu: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” dù biết rằng việc thay đổi thói quen từ thường xuyên đi trễ thành một người luôn đúng giờ là một việc làm rất khó nhưng không phải là không làm được. Vì vậy bạn và tôi, chúng ta đừng để đi muộn trở thành thói quen không thể sửa mà hãy cùng nhau trở thành người có thói quen làm việc khoa học và hiệu quả hơn. Hãy biết quý trọng thời gian! Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa Sau khi viết xong, em đọc lại bài viết và tự đánh giá theo bảng điểm: [caption id="attachment_19420" align="aligncenter" width="610"]Soạn bài VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN THUYẾT PHỤC NGƯỜI KHÁC TỪ BỎ MỘT THÓI QUEN HAY MỘT QUAN NIỆM soạn văn 10 Tập 2 Trang 50 51 52 53 54 55 SGK Chân trời sáng tạo Soạn bài VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN THUYẾT PHỤC NGƯỜI KHÁC TỪ BỎ MỘT THÓI QUEN HAY MỘT QUAN NIỆM soạn văn 10 Tập 2 Trang 50 51 52 53 54 55 SGK Chân trời sáng tạo[/caption]  
Bài trước
Bài sau

Chúng tôi luôn nỗ lực
để người dùng hạnh phúc hơn