Soạn bài ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ 2 soạn văn 10 Tập 2 Trang 114 115 SGK Chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem: [caption id="attachment_19479" align="alignnone" width="1200"] Soạn bài ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ 2 soạn văn 10 Tập 2 Trang 114 115 SGK Chân trời sáng tạo[/caption]
Câu 1 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Kẻ vào vở hai cột A, B theo mẫu dưới đây, sau đó nối tên thể loại ở cột A với đặc điểm phù hợp được nêu ở cột B; giải thích lí do bạn tạo ra các đường nối giữa hai cột.
A | B |
Truyện | có cốt truyện. |
Sử thi | sáng tạo nhân vật, sự việc liên quan đến lịch sử theo trí tưởng tượng dân gian. |
Thơ | đề cập đến người thật, việc thật. |
Văn bản thông tin tổng hợp | - bộc lộ trực tiếp tình cảm cảm xúc của tác giả; ngôn ngữ cô đọng. - có miêu tả, kể chuyện, biểu cảm. - thường kết hợp sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ. |
Văn bản nghị luận | coi trọng lí lẽ, bằng chứng. |
Trả lời:
Truyện - có cốt truyện; có miêu tả, kể chuyện, biểu cảm.
Sử thi - sáng tạo nhân vật, sự việc liên quan đến lịch sử theo trí tưởng tượng dân gian.
Thơ - bộc lộ trực tiếp tình cảm cảm xúc của tác giả; ngôn ngữ cô đọng.
Văn bản thông tin tổng hợp - đề cập đến người thật, việc thật; thường kết hợp sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ.
Văn bản nghị luận - coi trọng lí lẽ, bằng chứng.
Câu 2 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Theo bạn, cần lưu ý những điều gì khi đọc hiểu văn bản thuộc các thể loại dưới đây (có thể dùng bảng để tóm lược các điều cần lưu ý)?
- Văn nghị luận
- Thơ
- Truyện
Trả lời:
Theo tôi, cần lưu ý những điều khi đọc hiểu văn bản thuộc các thể loại văn nghị luận, thơ, truyện:
- Văn nghị luận
- Mục đích và quan điểm của người viết trong văn bản nghị luận.
- Yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.
- Thơ:
- Tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo trong thơ.
- Hình thức nghệ thuật của thơ: ngôn ngữ, vần, nhịp điệu, biện pháp tu từ.
- Truyện
- Cốt truyện
- Thông điệp của truyện
- Tư tưởng của truyện
- Đặc điểm, tính cách nhân vật
- Ngôi kể, điểm nhìn
- Các đặc điểm hình thức: cách kể, cách miêu tả, biểu cảm, lối hành văn, giọng điệu,...
Câu 3 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Nhận xét về tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) và cho biết chất "hùng văn" của tác phẩm này chủ yếu toát ra từ đâu.
Trả lời:
Tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) bao gồm: yên dân (làm cho cuộc sống nhân dân trở nên yên ổn, no đủ, hạnh phúc) và trừ bạo (dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược). Tư tưởng nhân nghĩa đã được Nguyễn Trãi thể hiện trên các khía cạnh:
Câu 4 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ (A-ma-đu Ma-ta Mơ Bâu) giúp bạn hiểu thêm những gì về con người anh hùng và con người nghệ sĩ ở Nguyễn Trãi? Nhận xét về cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả bài viết này
Trả lời:
* Văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ (A-ma-đu Ma-ta Mơ Bâu) giúp tôi hiểu thêm về con người anh hùng và con người nghệ sĩ ở Nguyễn Trãi:
- Con người anh hùng: là một người trung quân ái quốc.
- Con người nghệ sĩ: yêu thiên nhiên.
* Cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác gia bài viết này: Lí lẽ được nêu trước, sau đó bằng chứng sẽ chứng minh cho lí lẽ → tính liên kết cao.
Câu 5 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Qua việc đọc ba văn bản nghị luận Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Nam quốc sơn hà - bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước (theo Nguyễn Hữu Sơn), nêu một số điểm khác biệt giữa:
- Văn bản nghị luận văn học và văn bản nghị luận xã hội?
- Văn bản nghị luận trung đại với văn bản nghị luận hiện đại?
Trả lời:
- Một số điểm khác biệt giữa văn bản nghị luận văn học và văn bản nghị luận xã hội:
Phương diện so sánh | Văn bản nghị luận văn học | Văn bản nghị luận xã hội |
Đối tượng nghị luận | Vấn đề, khía cạnh trong tác phẩm văn học. | Vấn đề, hiện tượng trong đời sống hoặc vấn đề về tư tưởng, đạo lí. |
Phạm vi nghị luận | Gói gọn trong tác phẩm văn học. | Bao quát các vấn đề trong cuộc sống. |
Mục đích nghị luận | Nêu ra quan điểm về vấn đề, hiện tượng văn học. | Nêu quan điểm về vấn đề, hiện tượng, tư tưởng trong đời sống. |
Lí lẽ và dẫn chứng | Chủ yếu dựa vào nguyên liệu từ tác phẩm văn học. | Đa dạng hơn so với văn bản nghị luận văn học. |
- Một số điểm khác biệt giữa văn bản nghị luận trung đại với văn bản nghị luận hiện đại:
Phương diện so sánh | Văn bản nghị luận trung đại | Văn bản nghị luận hiện đại |
Hình thức | - Cố định ở một số thể loại riêng biệt: chiếu, hịch, cáo, tấu... - Sử dụng Hán văn. - Câu văn thường tuân theo các quy tắc: biền ngẫu, dụng điển. - Chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho - Phật - Đạo. | - Ngôn ngữ đời thường, hiện đại. - Lập luận phụ thuộc vào lí lẽ và dẫn chứng. - Có thể sử dụng biện pháp tu từ để tạo nên yếu tố biểu cảm, tăng sức thuyết phục cho bài viết. |
Nội dung | Thường bàn tới những vấn đề tầm cỡ quốc gia, liên quan đến quốc kế, dân an. | Đề tài rộng, phong phú. Có thể bàn luận các vấn đề, hiện tượng trong cuộc sống thường nhật, hay vấn đề về tư tưởng, đạo lí. |
(1) Gắn với sự khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc;
(2) Cảm thông, chia sẻ với nỗi thống khổ của người dân mất nước;
(3) Nhân nghĩa là nền tảng sức mạnh để chiến thắng kẻ thù;
(4) Tinh thần chuộng hòa bình, tinh thần nhân đạo của người Việt.
Tư tưởng nhân nghĩa xuất phát từ quan niệm Nho giáo, là mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở của tình thương và đạo lí. Nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đã chắt lọc những hạt nhân cơ bản từ nhân nghĩa của Nho giáo, thể hiện tư tưởng tiến bộ, tích cực và phù hợp với tinh thần thời đại.
Câu 6 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Nhận xét về cách quan sát, miêu tả thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của Nguyễn Trãi trong bài thơ Dục Thúy sơn hoặc Bảo kính cảnh giới - bài 43.
Trả lời:
Cách quan sát, miêu tả thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của Nguyễn Trãi trong bài thơ Bảo kính cảnh giới - bài 43 đi từ cảnh thiên nhiên đến cảnh sinh hoạt, từ đó nói lên niềm tha thiết lớn với đời.
- Ở cách miêu tả thiên nhiên, có những sự đặc sắc:
+ Các từ đùn đùn (dồn dập tuôn ra), giương (giương rộng ra), phun, tiễn (ngát, nức) gợi tả sức sống căng đầy chất chứa từ bên trong tạo vật, tạo nên những hình ảnh mới lạ, gây ấn tượng.
+ Tác giả không chỉ cảm nhận bức tranh ngày hè bằng thị giác mà còn bằng thính giác và khứu giác.
- Ở cách miêu tả cảnh sinh hoạt, có những sự đặc sắc:
+ Sử dụng các từ láy mô tả âm thanh: lao xao, dắng dỏi.
+ Từ cảnh sinh hoạt, tác giả nói lên nỗi lòng yêu nước của bản thân.
Câu 7 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Chỉ ra một vài điểm khác nhau trong cách ngắt nhịp, gieo vần, dùng biện pháp tu từ,... tạo âm điệu thể hiện niềm thương nhớ giữa hai bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Chiếc lá đầu tiên của Hoàng Nhuận Cầm.
Trả lời:
Một vài điểm khác nhau trong cách ngắt nhịp, gieo vần, dùng biện pháp tu từ,... tạo âm điệu thể hiện niềm thương nhớ giữa hai bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Chiếc lá đầu tiên của Hoàng Nhuận Cầm:
- Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Ngắt nhịp: 4/3 (kết hợp cùng với nội dung, câu thơ như tạo hình ảnh trập trùng của dốc núi: Ngàn thước lên cao,/ ngàn thước xuống).
Gieo vần: vần chân liền và vần chân cách.
Biện pháp tu từ: nhân hóa, nói giảm nói tránh, đảo ngữ → khắc họa chân dung người lính Tây Tiến và sự gian khó của lính Tây Tiến, tạo nên cảm giác bi hùng.
- Bài thơ Chiếc lá đầu tiên của Hoàng Nhuận Cầm:
Ngắt nhịp: đa dạng theo nội dung và mạch cảm xúc.
Gieo vần: vần chân liền.
Câu 8 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Nhận xét về cách sử dụng vai kể, điểm nhìn của hai trong số các văn bản truyện sau đây: Đất rừng phương Nam, Giang, Buổi học cuối cùng, Dưới bóng hoàng lan,..
Trả lời Soạn bài ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ 2 soạn văn 10 Tập 2 Trang 114 115 SGK Chân trời sáng tạo:
Cách sử dụng vai kể, điểm nhìn của hai văn bản Đất rừng phương Nam và Dưới bóng hoàng lan:
- Vai kể, điểm nhìn trong Đất rừng phương Nam là vai kể, điểm nhìn của cậu bé An. Ở đoạn trích, cậu bé An là nhân vật xưng "tôi", trực tiếp kể lại câu chuyện.
Như vậy, thiên nhiên đẹp đẽ, phong phú được kể qua lời kể và điểm nhìn của cậu bé An khiến thiên nhiên trở nên gần gũi.
- Vai kể, điểm nhìn trong Dưới bóng hoàng lan:
+ Vai kể: Người kể chuyện toàn tri.
+ Điểm nhìn: Điểm nhìn của nhân vật Thanh. Mặc dù người kể chuyện trong Dưới bóng hoàng lan là người kể chuyện toàn tri, nhưng khi miêu tả cảnh vật, tác giả đã để cho người kể chuyện toàn tri nhìn từ điểm nhìn của nhân vật Thanh hay nói cách khác là miêu tả cảnh vật thông qua cảm nhận của Thanh.
Vai kể và điểm nhìn trong Dưới bóng hoàng lan có sự đan xen, tạo nên sự hấp dẫn trong nghệ thuật kể chuyện và tạo được sự bao quát trong lối kể.
+ nhân hóa cho thấy những vật vô tri cũng có cảm xúc, tri giác như con người. Cụ thể trong bài thơ, những vật được nhân hóa đều mang sắc thái, tâm trạng của chủ thể trữ tình.
+ điệp ngữ nhằm nhấn mạnh trạng thái cảm xúc, nỗi nhớ của chủ thể trữ tình.
Câu 9 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Từ một số tác phẩm truyện và trích đoạn chèo/ tuồng đã học, hãy chỉ ra ít nhất 3 điểm khác nhau về cách xây dựng nhân vật giữa hai thể loại này (có thể sử dụng mẫu bảng sau, làm vào vở):
STT | Nhân vật trong tác phẩm truyện | Nhân vật trong tác phẩm kịch (chèo/ tuồng) |
1 | ...... | ... |
2 | ... | .... |
3 | .... | ... |
... | .... | ... |
Trả lời:
Ba điểm khác nhau về cách xây dựng nhân vật giữa hai thể loại truyện và chèo:
STT | Nhân vật trong tác phẩm truyện | Nhân vật trong tác phẩm kịch (chèo/ tuồng) |
1 | Sử dụng tình huống truyện. | Tính cách của nhân vật được thể hiện qua phục trang và cử chỉ trên sân khấu. |
2 | Thể hiện tâm lí và suy nghĩ của nhân vật qua đối thoại, độc thoại nội tâm, lời trữ tình ngoại đề hoặc hành động. | Tâm lí, suy nghĩ của nhân vật được thể hiện qua lời nói và hành động của chính nhân vật đó. |
3 | Nhân vật sử dụng ngôn ngữ đời thường. | Sử dụng ngôn ngữ đời thường xen lẫn lời ca của chèo. |
Câu 10 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1) Thứ nhất, đọc sách giúp chúng ta mở mang kiến thứ. (2) Sách là kho tàng trí thức vô tận của nhân loại. (3) Sách cung cấp cho chúng ta những hiểu biết ở nhiều lĩnh vực như toán học, vật lí, lịch sử, địa lí, văn học,... (4) Sách làm cho tâm hồn ta phong phú, trí óc ta rộng mở và cuộc sống của chúng ta ý nghĩa hơn. (5) Đọc sách giúp chúng ta phát triển kĩ năng ngôn ngữ. (6) Chúng ta có thể mở rộng vốn từ vựng thông qua việc đọc sách. (7) Ngoài ra, chúng ta còn có thể cải thiện khả năng viết của mình thông qua việc đọc sách. (8) Thêm vào đó, khi đọc sách thường xuyên, bạn sẽ được trau dồi các từ vựng mới cũng như cải thiện khả năng viết lách mà đôi khi chính bạn cũng không hề nhận ra điều đó.
- Chỉ ra lỗi dùng từ trong câu (2) và sửa lại cho đúng.
- Có thể viết lại các câu (6), (7), (8) như thế nào để văn bản ngắn gọn, súc tích hơn?
- Chỉ ra lỗi liên kết trong đoạn trích trên và sửa lại cho đúng.
Trả lời:
- - Lỗi dùng từ trong câu (2): dùng từ không đúng nghĩa, cụ thể là dùng từ trí thức.
- Sửa lại cho đúng: sửa từ trí thức thành tri thức.
- Để văn bản ngắn gọn, súc tích hơn, có thể viết lại các câu (6), (7), (8) như sau:
Thông qua việc đọc sách, chúng ta sẽ được trau dồi các từ vựng mới cũng như cải thiện khả năng viết lách mà đôi khi chính bạn cũng không hề nhận ra điều đó.
- - Lỗi liên kết trong đoạn trích trên: Không sử dụng các từ ngữ liên kết và không tách đoạn
- Sửa lại cho đúng: Sử dụng các từ ngữ liên kết và tách đoạn. Cụ thể:
Thứ nhất, đọc sách giúp chúng ta mở mang kiến thức. Sách là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại. Sách cung cấp cho chúng ta những hiểu biết ở nhiều lĩnh vực như toán học, vật lí, lịch sử, địa lí, văn học,... Sách làm cho tâm hồn ta phong phú, trí óc ta rộng mở và cuộc sống của chúng ta ý nghĩa hơn.
Thứ hai, đọc sách giúp chúng ta phát triển kĩ năng ngôn ngữ. Thông qua việc đọc sách, chúng ta sẽ được trau dồi các từ vựng mới cũng như cải thiện khả năng viết lách mà đôi khi chính bạn cũng không hề nhận ra điều đó.
Câu 11 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Lập bảng tóm tắt yêu cầu đối với các kiểu bài: Viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm ( Bài 7 ); Viết một bài luận về bản thân ( Bài 9)
Trả lời:
Yêu cầu đối với kiểu bài viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm | Yêu cầu đối với kiểu bài viết một bài luận về bản thân |
- Nêu rõ thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; mục đích lí do viết bài luận. - Trình bày các luận điểm: tác hại của thói quen/ quan niệm, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm, những gợi ý về giải pháp thực hiện. - Sử dụng lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục, có lí, có tình. - Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lí. - Diễn đạt mạch lạc, gãy gọn, lời lẽ chân thành. | - Người viết trình bày được đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân. - Bài viết đưa ra được những bằng chứng để làm rõ cho những đặc điểm của bản thân. - Các thông tin đưa ra trong bài viết cần xác thực, đáng tin cậy. |
- Bố cục bài luận gồm 3 phần: + Mở bài: nêu thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; lí do hay mục đích viết bài luận. + Thân bài: lần lượt đưa ra ít nhất hai luận điểm (lí lẽ, bằng chứng) làm rõ mặt trái và tác hại của thói quen hay quan niệm; nêu lợi ích/ giải pháp khắc phục, từ bỏ thói quen hay quân niệm. + Kết bài: khẳng định lại ý nghĩa, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm; thể hiện niềm tin vào sự cố gắng thành công của người thực hiện. | - Bài viết có thể triển khai theo bố cục: + Mở bài: giới thiệu đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân. + Thân bài: giới thiệu khái quát thông tin về bản thân; phân tích các đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân; đưa ra những bằng chứng để làm rõ cho những đặc điểm ấy. Các ý được sắp xếp theo trình tự hợp lí. + Kết bài: khẳng định lại các đặc điểm của bản thân; nêu một thông điệp có ý nghĩa. |
Câu 12 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Tìm ý, lập dàn ý cho một trong hai đề dưới đây:
Đề a. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của một trong các bài thơ mà bạn đã đọc theo yêu cầu đọc mở rộng.
Đề b. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của một trong những tác phẩm truyện mà bạn đã đọc theo yêu cầu đọc mở rộng.
Trả lời:
Dàn ý
Đề a. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến:
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm của bài thơ Tây Tiến.
- Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận (nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến).
* Thân bài: Đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến.
- Nội dung: Nỗi nhớ Tây Tiến của nhà thơ được thể hiện qua mạch hồi tưởng, thể hiện được cảm hứng lãng mạn và cảm hứng bi tráng:
- Hình thức nghệ thuật:
Ngắt nhịp: 4/3 (kết hợp cùng với nội dung, câu thơ như tạo hình ảnh trập trùng của dốc núi: Ngàn thước lên cao,/ ngàn thước xuống).
Gieo vần: vần chân liền và vần chân cách.
Biện pháp tu từ: nhân hóa, nói giảm nói tránh, đảo ngữ → khắc họa chân dung người lính Tây Tiến và sự gian khó của lính Tây Tiến, tạo nên cảm giác bi hùng.
* Kết bài: Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến.
Đề b. Viết văn bản nghị luận, phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện Buổi học cuối cùng:
* Mở bài:
- Giới thiệu những nét sơ lược về truyện Buổi học cuối cùng.
- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện Buổi học cuối cùng.
* Thân bài: Nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện Buổi học cuối cùng.
- Nội dung:
Nhân vật cậu bé Phrăng | Nhân vật thầy giáo Ha-men |
Vừa là nhân vật chính, vừa đóng vai người kể chuyện, có sự biến đổi tâm trạng, thái độ (cách thể hiện với thầy giáo: từ sợ hãi chuyển sang hồn nhiên, chân thật, biết lẽ phải). | Các chi tiết miêu tả ngoại hình của thầy Ha-men cho thấy buổi học cuối cùng là sự linh thiêng, trang trọng → Thầy Ha-men là người yêu nghề dạy học, tin ở tiếng nói dân tộc Pháp, có lòng yêu nước sâu sắc. |
→ Thể hiện tình yêu đất nước và ngôn ngữ Pháp.
→ Thông điệp về tình yêu nước và tầm quan trọng của ngôn ngữ với sự sống còn của một quốc gia, dân tộc.
- Hình thức nghệ thuật: kể ở ngôi thứ nhất với điểm nhìn của cậu bé Phrăng (người kể chuyện hạn tri) khiến cho câu chuyện gần gũi với người đọc (như một câu chuyện của một người từng chứng kiến, tham gia vào nó) và gần gũi với đời sống (con người không thể biết hết được tất cả mọi thứ, không thể có được cái nhìn toàn tri).
* Kết bài: Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.
Câu 13 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Tập trình bày các nội dung chính đã thực hiện ở câu 12.
Trả lời:
Viết mở bài và kết bài của các đề a và đề b:
Đề a.
Mở bài:
Tây Tiến là một bài thơ nổi tiếng của Quang Dũng thể hiện nỗi nhớ của nhà thơ với đoàn quân Tây Tiến. Với nghệ thuật đặc sắc, Quang Dũng đã tái hiện được hình ảnh thiên nhiên và chân dung người lính Tây Tiến một cách tài tình. Đó là thiên nhiên và người lính vừa có sự gai góc vừa có những vẻ đẹp trữ tình, nên thơ, lãng mạn.
Kết bài:
Qua bài thơ Tây Tiến, người đọc thấy được cảm hứng lãng mạn và bi hùng được tác giả miêu tả qua thiên nhiên và người lính Tây Tiến. Đó là cách miêu tả sử dụng phép đối, sử dụng từ Hán Việt cũng như cách ngắt nhịp câu thơ. Bài thơ Tây Tiến chính là một bài thơ viết về chiến tranh bằng những nỗi lòng, tâm hồn lãng mạn xen cả vào đó là những gai góc của sự gian khổ nhưng không vì thế bi thương.
Đề b.
Mở bài:
Trong chúng ta, thời đi học, ai cũng từng một lần muốn trốn học đi chơi. Cậu bé Phrăng trong truyện ngắn Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê cũng vậy. Cậu cũng rất ham chơi và đến buổi học Pháp văn cuối cùng, cậu đã đến muộn. Thế nhưng buổi học cuối cùng ấy đã đánh thức cậu và để lại trong cậu rất nhiều nuối tiếc về sự ham chơi của mình. Truyện ngắn Buổi học cuối cùng không chỉ là thông điệp về sự siêng năng học tập, mà hơn thế nó còn là một thông điệp về lòng yêu nước gắn với tình yêu ngôn ngữ.
Kết bài:
Phạm Quỳnh hơn 100 năm trước đã từng viết: "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn.". Câu nói này của Phạm Quỳnh đã khẳng định giá trị của tiếng nói, của ngôn ngữ đối với vận mệnh của một quốc gia, dân tộc. Trong Buổi học cuối cùng, An-phông-xơ Đô-đê cũng có chung quan điểm ấy. Qua truyện ngắn này, tôi càng thấy yêu thêm vẻ đẹp ngôn ngữ, tiếng nói của dân tộc mình.
Câu 14 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Tóm tắt nội dung của ít nhất một văn bản theo yêu cầu đọc mở rộng với mỗi thể loại: thần thoại, sử thi, chèo/ tuồng, truyện, văn bản nghị luận, văn bản thông tin (nếu là tác phẩm lớn, nhiều chương/ khúc: tóm tắt tối thiểu 1 chương/ khúc), trong đó có sử dụng biện pháp chêm xen hoặc liệt kê.
Trả lời Soạn bài ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ 2 soạn văn 10 Tập 2 Trang 114 115 SGK Chân trời sáng tạo:
Tóm tắt văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật ứng với thể loại thần thoại:
Cuộc tu bổ lại các giống vật là một thần thoại nhằm lí giải tập tính của các loài chim. Do Ngọc Hoàng ban đầu khi sáng tạo ra vạn vật, vì vội vàng và thiếu nguyên liệu nên về sau phải sai các Thiên thần tu bổ lại các giống vật. Thế nhưng khi nguyên liệu hết, các loài chim như chiền chiện, đỏ nách và ốc cau,... vẫn chưa có chân. Chúng nài nỉ các vị Thiên thần và cuối cùng có những bộ chân tạm từ chân hương. Chính vì vậy mà về sau dòng dõi các loài chim ấy còn giữ thói quen chới với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu.
Biện pháp liệt kê: liệt kê tên các loài chim ("các loài chim như chiền chiện, đỏ nách và ốc cau,...").
Tóm tắt nội dung của văn bản Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời ứng với thể loại sử thi:
Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời - đoạn trích trong sử thi Đăm Săn đã kể lại câu chuyện Đăm Săn vượt qua các gian khó để đến hỏi cưới nữ thần Mặt Trời. Thế nhưng nữ thần Mặt Trời đã không đồng ý vì Đăm Săn đã có vợ. Đăm Săn buồn tủi ra về. Nữ thần Mặt Trời khuyên Đăm Săn đừng về vội vì khi đó, nàng bắt đầu ló lên ở đầu núi, đánh dấu một ngày mới. Nếu về lúc này, cả người và ngựa có thể sẽ chết chìm trong đất sáp đen. Nhưng Đăm Săn không nghe và nhất quyết thúc ngựa về. Ngựa càng chạy, đất càng ngập, cuối cùng ngựa không thể bước được nữa.
Biện pháp chêm xen: "Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời - đoạn trích trong sử thi Đăm Săn".
Tóm tắt nội dung của văn bản Xã trưởng - Mẹ Đốp ứng với thể loại chèo:
Xã trưởng - Mẹ Đốp, một đoạn trích trong vở chèo Quan Âm Thị Kính có nội dung là xã trưởng đến gọi nhà Đốp đi giao mõ chuyện Thị Mầu chửa hoang cho cả làng biết. Nhưng cái hay của đoạn trích này nằm ở chỗ, đây là miếng hài cho người xem, làm giảm đi sự căng thẳng từ các cảnh phía trước trong vở chèo. Xã trưởng trong đoạn trích hiện lên là một nhân vật thiếu hiểu biết, chỉ dùng quyền hành để đe nẹt người khác. Trong khi đó, mẹ Đốp chỉ là một dân thường, nhưng với trí thông minh và sự ứng xử khéo léo đã luôn trêu chọc xã trưởng và tránh được những lời ong bướm cợt nhả của xã trưởng.
Biện pháp chêm xen: "Xã trưởng - Mẹ Đốp, một đoạn trích trong vở chèo Quan Âm Thị Kính".
Tóm tắt nội dung văn bản Buổi học cuối cùng ứng với thể loại truyện:
Buổi học cuối cùng kể lại câu chuyện về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Bởi ngày hôm sau, các học sinh vùng An-dát sẽ phải học bằng tiếng Đức, bằng thứ tiếng của kẻ chiến thắng trong chiến tranh, nghĩa là bọn họ không còn được học bằng tiếng mẹ đẻ. Buổi học đã diễn ra một cách trang trọng. Thầy Ha-men khác hẳn mọi lần: mặc lễ phục, chuẩn bị giấy viết rất đẹp và nhắc nhở nhẹ nhàng khi Phrăng đến muộn. Thầy đã cho học sinh tập viết tên quê hương An-dát, Lo-ren. Trong tâm trạng ân hận, Phrăng và cả lớp đã tập trung hết sức vào bài học. Đồng hồ nhà thờ điểm 12 tiếng, tiếng kèn của bọn lính Phổ vang lên. Thầy Ha-men dùng hết sức viết lên bảng bốn chữ "Nước Pháp muôn năm" và kết thúc buổi học trong nỗi xúc động tận cùng.
Biện pháp chêm xen: "bằng thứ tiếng của kẻ chiến thắng trong chiến tranh, nghĩa là bọn họ không còn được học bằng tiếng mẹ đẻ" bổ sung thông tin cho "học sinh vùng An-dát sẽ phải học bằng tiếng Đức".
Biện pháp liệt kê: Cung cấp thông tin về sự khác biệt của thầy Ha-men ("Thầy Ha-men khác hẳn mọi lần: mặc lễ phục, chuẩn bị giấy viết rất đẹp và nhắc nhở nhẹ nhàng khi Phrăng đến muộn.").
Tóm tắt nội dung văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ ứng với thể loại văn bản nghị luận:
Văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ là một văn bản của A-ma-đu Ma-ta Mơ Bâu đưa ra sự đánh giá của mình về Nguyễn Trãi. Văn bản đã khẳng định Nguyễn Trãi vừa là một nhà ngoại giao, nhà hiền triết dựa vào tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi theo đuổi. Tác giả khẳng định Nguyễn Trãi là một nhà thơ dựa vào những đóng góp thơ ca của ông. Mơ Bâu đã kể ra những trước tác của Nguyễn Trãi về mọi mặt bao gồm: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí cũng như những câu thơ trong Quốc âm thi tập.
Biện pháp liệt kê: cung cấp thông tin về những trước tác của Nguyễn Trãi được Mơ Bâu kể ra ("Mơ Bâu đã kể ra những trước tác của Nguyễn Trãi về mọi mặt bao gồm: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí cũng như những câu thơ trong Quốc âm thi tập.").
Tóm tắt nội dung văn bản Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền Tây ứng với thể loại văn bản thông tin:
Văn bản Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền Tây là một văn bản giới thiệu về chợ nổi ở miền Tây Nam Bộ. Văn bản đã giới thiệu cho người đọc những thông tin bổ ích như những khu chợ sầm uất trên sông và cách rao mời độc đáo ở chợ nổi. Văn bản đã cho thấy được nét độc đáo của chợ nổi, cũng chính là nét văn hóa sông nước miền Tây.
Biện pháp liệt kê: liệt kê về những thông tin bổ ích mà văn bản cung cấp ("Văn bản đã giới thiệu cho người độc những thông tin bổ ích như những khu chợ sầm uất trên sông và cách rao mời độc đáo ở chợ nổi.").
Biện pháp chêm xen: bổ sung thông tin cho "nét độc đáo của chợ nổi" ("cũng chính là nét văn hóa sông nước miền Tây.").
Câu 15 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Đọc diễn cảm (theo trí nhớ) một số đoạn văn, đoạn thơ/ bài thơ mà bạn yêu thích và mới tìm hiểu được trong năm học lớp 10.
Trả lời:
HS tự đọc diễn cảm (theo trí nhớ) một số đoạn thơ mà bạn yêu thích và mới tìm hiểu được trong năm học lớp 10. Ví dụ: Đoạn thơ trong bài thơ Còn lại với mùa thu của nhà thơ Nguyễn Trọng Hoàn:
Chiều tơ vàng
chầm chậm cánh buồm dong
sông mải miết khao khát về biển lớn
kỷ niệm cũ
bắt đầu như sóng gợn
mà thâm trầm, se sắt mãi không nguôi
Hoa đã tàn vơi, hồi hộp cũng qua rồi
con đường cũ đã nhiều đổi khác
sao ký ức thổi lên nhiều bão táp
thương nhớ ai ngờ xô lệch cả đời nhau
Mùa hạ trong đời chẳng dễ mất đâu
có ai muốn giương cung nhằm ký ức
ta đã tránh, và mũi tên dẫu trượt
vẫn nghe lòng chao chát
những ngày thu.