ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra giữa kì 2
Môn: Ngữ Văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề 1
Phần I (5,0 điểm) Bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương được coi là "một thứ tiếng lòng giản dị, hồn nhiên mà âm vang của nó còn thổn thức lòng người mãi mãi". (Theo Lê Bảo, Tìm hiểu vẻ đẹp tác phẩm văn học Ngữ văn 9) Câu 1 : Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và chép chính xác khổ thơ diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng. Câu 2 : Chỉ rõ và cho biết hiệu quả diễn đạt của một hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ em vừa chép. Câu 3 : Cho câu văn: Trong bài thơ "Viếng lăng Bác", ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét, còn chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Coi câu trên là câu chủ đề, em hãy viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu văn để hoàn thành đoạn diễn dịch. Trong đoạn có sử dụng khởi ngữ và phép thế để liên kết câu. (Gạch chân và chú thích) Phần II (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Bước vào thế kỉ mới, muốn "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy, khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất. (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 28) Câu 1 : Đoạn trích trên được rút ra từ văn bản nào? Của ai? Câu 2 : Trong đoạn văn, tác giả viết: "Bước vào thế kỉ mới, muốn sánh vai cùng các cường quốc năm châu thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu". Vậy những điểm mạnh và điểm yếu của người Việt Nam được tác giả trình bày trong văn bản trên là gì? Phần III (2,0 điểm) Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về tinh thần tự học. Với Người, nguyên lý và phương thức học được tóm gọn như sau: "Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học dân". Hãy viết một bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về nguyên lý và phương thức học tập của Bác.Đáp án và Hướng dẫn làm bài
Phần I (5,0 điểm) Câu 1 : HS nêu được: • Hoàn cảnh sáng tác: Sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi 1976. • Chép chính xác khổ thơ (Sai 1 lỗi trừ 0,25 điểm, trừ đến hết điểm) Câu 2 : HS chỉ rõ và cho biết hiệu quả diễn đạt của một hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ vừa chép. Nêu được 1 trong 3 ý sau: • Hình ảnh vầng trăng dịu hiền gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người. • Hình ảnh trời xanh gợi nghĩ đến ý nghĩa sâu xa: Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như trời xanh còn mãi. Người đã hoá thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc. • Nghe nhói ở trong tim: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác gợi tả cái nhói đau tê tái đến cực độ của nhà thơ và cũng là tâm trạng cảm xúc của những người đã vào lăng viếng Bác khi nghĩ về sự ra đi của Người. Câu 3 : HS dựa vào bài thơ, hoàn thành một đoạn văn nghị luận khoảng 9 đến 11 câu theo cách lập luận diễn dịch để làm rõ ý cho câu chủ đề đã cho, trong đó có sử dụng khởi ngữ và phép thế để liên kết câu (gạch dưới và chú thích). • Hình thức - Đúng hình thức đoạn văn, triển khai theo cách lập luận diễn dịch, không có sai sót lớn về diễn đạt. - Có khởi ngữ - Có phép thế • Nội dung: Khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có lí lẽ, dẫn chứng để làm rõ ý cho câu chủ đề: Trong bài thơ "Viếng lăng Bác", ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét, còn chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét (hàng tre, mặt trời, dòng người vào lăng viếng Bác...) - Tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của nhà thơ đối với Bác. Phần II (2,0 điểm) Câu 1 : HS nêu được: • Những câu văn trên được rút ra từ tác phẩm "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" • Tác giả là Vũ Khoan Câu 2 : HS nêu được những điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam được tác giả trình bày trong văn bản: • Thông minh, nhạy bén với cái mới, nhưng hổng kiến thức cơ bản và thiếu kĩ năng thực hành • Cần cù sáng tạo nhưng thiếu tỉ mỉ, không tôn trọng quy trình công nghệ, làm tắt • Đoàn kết trong chiến tranh nhưng đố kị trong làm ăn, thích ứng nhanh nhưng khôn vặt, không trọng chữ "tín", sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức... Phần III (3,0 điểm) * HS đảm bảo các yêu cầu sau: • Hình thức: Có cấu trúc đúng với cấu trúc một bài văn nghị luận • Nội dung: Trình bày được suy nghĩ của riêng mình về - Nguyên lý học tập của Bác - Phương thức học tập của Bác.Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra giữa kì 2
Môn: Ngữ Văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề 2
I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: (...) Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán - Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm thay đổi khí chất; đọc nhiều mà không chịu suy nghĩ, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về... (Trích Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm, SGK Ngữ văn 9, tập 2) Câu 1 : Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2 : Chỉ ra câu mang chủ đề của đoạn? Câu 3 : Hình ảnh so sánh sau đây có ý nghĩa gì? “… đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa ý loạn, tay không mà về”. Câu 4 : Theo em, những lí do nào khiến tác giả cho rằng khi đọc sách “quan trọng nhất là phải chọn cho tinh”. II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (7.0 điểm) Câu 1 : (2 điểm) Từ nội dung của đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 - 20 dòng) để trình bày ý kiến của mình về việc đọc sách đối với học sinh hiện nay. Câu 2 : (5 điểm) Suy nghĩ của em về hiện tượng nói tục trong học đường.Đáp án và Hướng dẫn làm bài
I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm) Câu 1 : Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính: nghị luận. Câu 2 : Câu chủ đề: Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Câu 3 : Ý nghĩa của hình ảnh so sánh: đọc sách nhiều mà không chịu suy nghĩ sâu, tưởng là có tác dụng nhưng thực ra chẳng thu được kết quả gì đáng kể. (chấp nhận cách diễn đạt hợp lí khác). Câu 4 : Những lí do khiến tác giả cho rằng khi đọc sách “quan trọng nhất là phải chọn cho tinh”: sách nhiều nên phải chọn cho kĩ để có được những cuốn sách có chất lượng, phù hợp với mục đích đọc của mình;… (chấp nhận những lí do hợp lí khác, nếu có). II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (7.0 điểm) Câu 1 : - Đảm bảo thể thức của một đoạn văn. - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. - Triển khai hợp lí nội dung của bài văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết bài theo định hướng sau: Ngày nay có nhiều cách để học sinh có thể tiếp cận thông tin cũng như tham khảo tài liệu để học mà không phụ thuộc vào sách. Tuy nhiên, sách báo giấy ngày càng phát triển, sách báo mạng còn hơn thế, nhiều và luôn có cái mới, luôn có cả cái tốt và cái không tốt, thậm chí là sai lệch... Tạo cho mình thói quen đọc sách quả là điều khó nhưng đó là thói quen tốt không ai có thể phủ nhận. Internet rất tiện lợi nhưng không thể thay thế tất cả! Cảm giác được trải nghiệm, được tiếp thu tri thức bằng việc lật từng trang sách, sờ vào từng chữ, mang nó bên mình... thật thú vị! Và nhất là khi ở nhiều vùng quê, việc có được cuốn sách giáo khoa đối với mỗi bạn học sinh đã là một phần thưởng quý giá! Hãy cố gắng chọn cho mình một số cuốn sách có ý nghĩa bên cạnh việc lướt web, để phục vụ cho việc học tập và thư giãn, bạn sẽ thấy được mình có được nhiều hơn mình mong đợi! - Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. - Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Câu 2 ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN: - Đảm bảo thể thức của một bài văn. - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. - Triển khai hợp lí nội dung của bài văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết bài theo định hướng sau: Giới thiệu được nói tục là một trong những thói xấu làm ô nhiễm học đường hiện nay. Phân tích làm rõ vấn đề: + Các biểu hiện cụ thể: Nói tục là dùng những lời lẽ thô tục, thiếu văn hóa. Những lời lẽ ấy được dùng trong mọi nơi, mọi lúc, với mọi đối tượng. + Nguyên nhân: Do thiếu ý thức, thiếu văn hóa giao tiếp. Một số do đua đòi, bắt trước để ra vẻ ra oai. Một số bị ảnh hưởng từ người lớn. + Hậu quả: Người nói tục tự biến mình thành người thô tục. Vi phạm nội quy nhà trường, hạnh kiểm không tốt. Để lại ấn tượng xấu. + Biện pháp khắc phục: Mỗi HS tự nâng cao ý thức rèn luyện đạo đức. Kỉ luật nghiêm khắc hững bạn được nhắc nhở mà không tiến bộ. Khẳng định vấn đề, đưa ra lời khuyên... - Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. - Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra giữa kì 2
Môn: Ngữ Văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề 3
Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại. (Trích Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, tập một, tr. 5)ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN
Câu 1 : (0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Câu 2 : (1 điểm) Qua đoạn trích tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi các yếu tố nào? Câu 3 : (1.5 điểm) Xác định hai danh từ được dùng như tính từ trong câu văn sau và cho biết hiệu quả nghệ thuật của việc dùng từ ấy? Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại. Câu 4 : (1 điểm) Từ đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân về cách học tập, tiếp thu văn hóa nhân loại? Phần II: Tạo lập văn bản (6,0 điểm) Phần cuối câu chuyện “Lỗi lầm và sự biết ơn” (SGK Ngữ văn 9 - tập I, trang 160) có viết: “Mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”. Em hãy trình bày suy nghĩ của em về lời khuyên trên.Đáp án và Hướng dẫn làm bài ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN
Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm) Câu 1 : Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. Câu 2 : Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa: - Giữa những ảnh hưởng văn hóa quốc tế với cái gốc văn hóa dân tộc. - Giữa sự bình dị rất Việt Nam, rất phương Đông với cái hiện đại và mới mẻ. Câu 3 : - Hai danh từ được sử dụng như tính từ: Việt Nam, phương Đông. - Cách dùng từ ấy có hiệu quả nghệ thuật cao: Tác giả muốn khẳng định và nhấn mạnh bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, bản sắc phương Đông trong con người Bác. Câu 4 : HS có thể trình bày ý kiến theo nhiều cách, nhưng cần thể hiện được các ý: - Phải chăm chỉ rèn luyện, học tập, nắm vững kiến thức, học đi đôi với thực hành, vận dụng lí thuyết vào giải quyết vấn đề cuộc sống. Học hỏi, tìm hiểu, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại đồng thời phê phán những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai. - Không ngừng học tập và làm theo tấm gương phong cách, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh: sống giản dị, giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Tránh xa lối sống sính ngoại, chây lười ỉ lại, buông thả, chạy theo mốt mà quên đi những giá trị văn hóa tốt đẹp mang bản sắc dân tộc. Phần II: Tạo lập văn bản (6,0 điểm) *Yêu cầu chung: - Về kiến thức: Trình bày suy nghĩ, ý kiến của bản thân về vấn đề: tấm lòng bao dung, sự trân trọng, biết ơn người khác. - Về kĩ năng: + Bài viết thể hiện đúng đặc trưng của kiểu văn bản nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận kết hợp phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm.ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN
+ Bài viết có bố cục rõ ràng, đầy đủ ba phần. + Đầy đủ các luận điểm, lý lẽ xác đáng, dẫn chứng tiêu biểu, có sức thuyết phục; lập luận chặt chẽ, mạch lạc. + Trình bày khoa học, chữ viết sạch đẹp, không sai chính tả. *Yêu cầu cụ thể: - Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề tự sự. - Thân bài: Đảm bảo 4 luận điểm sau: + Luận điểm 1 : Giải thích lời khuyên Học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát nghĩa là học cách tha thứ cho ai đó đã gây cho mình những đau buồn, bất hạnh trong cuộc đời. Khắc ghi những ân nghĩa lên đá nghĩa là luôn biết trân trọng và khắc sâu mãi mãi trong con tim khối óc lòng biết ơn đối với những ai đã quan tâm, giúp đỡ ta nhất là trong hoàn cảnh khó khăn. + Luận điểm 2 : Khẳng định nội dung lời khuyên là hoàn toàn đúng đắn và lí giải rõ vì sao. Trong cuộc sống, con người ai cũng có lúc mắc sai lầm, cũng có khi gây ra đau buồn cho người khác. Nếu chúng ta không thông cảm, không tha thứ, bỏ qua lỗi lầm người khác gây ra cho mình thì sẽ sống mãi trong thù hận, gây ra mâu thuẫn; tâm hồn, tư tưởng luôn căng thẳng, nặng nề. Chúng ta luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người để vượt qua khó khăn, trở ngại của cuộc sống. Sự giúp đỡ của người khác giúp chúng ta có nghị lực, niềm tin, ý chí để phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, sống tốt, sống đẹp. → Vậy sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của người khác dành cho ta là những điều cao đẹp, đáng trân trọng mà mỗi người luôn ghi nhớ, biết ơn, khắc cốt ghi tâm. (Học sinh trình bày một số dẫn chứng tiêu biểu để làm sáng tỏ cho lời khẳng định) + Luận điểm 3 : phê phán thái độ, việc làm sai trái đi ngược lại với lời khuyên. Có người cố chấp, nuôi thù hận trước lỡ lầm, đau buồn mà người khác gây ra cho mình rồi dẫn đến việc trả thù,… Có người không trân trọng, biết ơn người đã quan tâm, giúp đỡ mình mà “vô ơn bội nghĩa”, “ăn cháo đá bát”. + Luận điểm 4 : Nêu nhận thức, thái độ, việc làm đúng. Luôn thông cảm, bao dung, độ lượng, tha thứ cho những lỗi lầm, sai lầm của người khác. Mở rộng vòng tay, trái tim nhân ái để yêu thương, giúp đỡ mọi người. Trân trọng, biết ơn những người mang đến cho mình điều tốt đẹp. Tích cực học tập, rèn luyện sức khỏe, kĩ năng sống, tu dưỡng đạo đức để sau này giúp đỡ mọi người và góp phần xây dựng quê hương đất nước. Cần kiên quyết phê bình cái xấu, cái ác để xã hội ngày càng tốt đẹp. - Kết bài: Khái quát, nâng cao vấn đề nghị luận điểm.Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra giữa kì 2
Môn: Ngữ Văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề 4
Câu 1 : (2 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
(SGK Ngữ Văn 9, tập 2)
a) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào? b) Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? c) Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời thơ ấy là gì? Câu 2 : (2 điểm) Lấy tựa đề: “Gia đình và quê hương – chiếc nôi nâng đỡ đời con”. Hãy viết một bài nghị luận nêu suy nghĩ của em về nguồn cội yêu thương của mỗi con người. Câu 3 : (6 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trong bài Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)…“ Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”…
(Ngữ Văn 9, tập 2, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007)