Văn mẫu THUYẾT MINH VỀ CÂY LÚA văn mẫu 6 Chân trời sáng tạo


Văn mẫu THUYẾT MINH VỀ CÂY LÚA văn mẫu 6 Chân trời sáng tạo. Phần bài văn mẫu chuẩn, hướng dẫn chi tiết cho từng đề bài có trong và ngoài chương trình học của sách giáo khoa. Captoc.vn mời các bạn đón xem:

Thuyết minh về cây lúa – mẫu 1

Từ xa xưa, lúa đã loài cây vô cùng gần gũi với con người. Lúa là cây quan trọng không chỉ với người VIệt Nam mà còn là với hầu hết các nước châu Á. Nó là loài cây thuộc rễ chùm, có một lá mầm. Nói về trồng lúa thì ta biết nhiều về hai vụ chiêm và mùa- hai vụ trồng chính của người dân Việt Nam. Cây lúa được trồng và phát triển từ cây mạ. Mạ được gieo trên sân hoặc cấy trên ruộng. Người nông dân sẽ nhổ mạ và đem trồng trên ruộng đã có cày bừa, bơm nước. Mạ được trồng theo hàng, lối để đảm bảo khi mạ lớn lên thì sẽ có không gian phát triển. Nó lớn lên, đẻ nhánh và thành từng cụm lớn. Một màu xanh sẽ bao trùm trên đồng ruộng khi mạ lớn dần lên. Người nông dân sẽ chăm bón, phun thuốc sâu để cây lúa có thể thu hoạch tốt nhất. Lúa sau một thời gian chăm bẵm sẽ chín và ngả sang màu vàng với những hạt thóc chắc, mẩy. Lúa chín, người nông dân sẽ th hoạch mang về nhà rồi dùng máy tuốt phân biệt hạt thóc và phần rơm riêng biệt. Cây lúa nước là cây lương thực chủ đạo của Việt Nam, mặc dù bên cạnh nó còn có các loại cây khác như ngô, khoai, sắn…nhưng không loại cây nào có thể thay thế được vị trí, vai trò quan trọng của lúa nước.Lúa chính là thành quả của một quá trình lao động sản xuất nhiều công đoạn, trải qua nhiều nắng mưa, nhiều mồ hôi và lo toan của người nông dân.

Thuyết minh về cây lúa – mẫu 2

Đất nước Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Vì thế từ bao đời nay cây lúa đã gắn liền với nỗi nhọc nhằn, vất vả của người dân Việt Nam. Từ Bắc chí Nam, đâu đâu cũng xuất hiện những cánh đồng mênh mông bát ngát, trải dài tít tận chân mây như dấu hiệu cho mọi du khách nhận ra đất nước Việt Nam – đất nước nông nghiệp với sự gắn bó của con người và cây lúa xanh tươi. Việt Nam có nhiều loại lúa: lúa nước, lúa nổi, lúa cạn, lúa nếp, lúa tẻ,…. Ở nước ta, nghề trong lúa phát triển mạnh ở các lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long. Cây lúa nước là loại cây thân cỏ, tròn có nhiều giống và đốt. Giống thường rỗng, đặc ở đốt. Lá dài có bẹ ôm lấy thân. Gân lá song song. Những chiếc lá lúa giống như hình lưỡi. Dáng lá yểu điệu duyên dáng như trăm ngàn cánh tay bé xíu đùa giỡn với gió. Sóng lúa nhấp nhô giữa chiều hạ hay nắng sớm mùa xuân gợi bức tranh đồng quê thi vị, mượt mà. Đó là đề tài quen thơ của thơ ca nhạc họa. Rễ lúa là rễ chùm, mọc nông trên đất. Hoa lúa mọc thành bông, không có cánh hoa. Khi nở nhụy dài ra có chùm lông có tác dụng quét hạt phấn. Quả lúa (thóc) khô có nhiều chất bột. Vỏ quả gồm vỏ trấu và vỏ cám. Vỏ cám dính sát vào hạt, còn vỏ trấu ở ngoài do máy tạo thành. Khi lúa tạo hạt, vỏ thóc xuất hiện trước bảo vệ phần tinh bột phát triển sau ở bên trong. Cơm gạo là thức ăn chính trong bữa ăn con người Việt Nam. Từ hạt gạo có thể chế tạo ra những đặc sản như: Bánh tráng, bánh phồng, các loại bánh nổi tiếng của vùng. Nhưng đặc biệt nó có lẽ là bánh chưng, bánh giầy và cốm. Lúa gạo là nguồn dự trữ đảm bảo an ninh lương thực của nước ta và thế giới. Xuất khẩu gạo là nguồn kinh tế làm giàu cho đất nước. Thân lúa (rơm, rạ ) dùng để làm các chất đốt. Rơm khô là thức ăn cho gia súc và còn là nguyên liệu cho các mặc hàng thủ công mỹ nghệ.

Văn mẫu THUYẾT MINH VỀ CÂY LÚA văn mẫu 6 Chân trời sáng tạo

Bài trước
Bài sau

Chúng tôi luôn nỗ lực
để người dùng hạnh phúc hơn