Văn bản |
Nội dung chính |
Thánh Gióng |
- Vào thời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, tốt bụng và ao ước có một đứa con.
- Một hôm, bà ra đồng thấy một vết chân to ướm thử. Bà sinh ra Gióng, lên ba vẫn không biết nói cười.
- Giặc Ân xâm lược, vua sai sứ giả rao tìm người tài cứu nước, nghe tiếng rao, Gióng liền nói được ngỏ lời xin đi đánh giặc.
- Vua cho mang ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt đến, Gióng vươn vai cao hơn trượng, phi ngựa xông vào trận, đánh tan giặc Ân xâm lược.
- Gióng lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp sắt, cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời.
- Vua nhớ công ơn, cho lập đền thờ. |
Sự tích Hồ Gươm |
- Giặc Minh đô hộ, nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng thất bại, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần.
- Lên Thận đi đánh cá, ba lần kéo lưới đều thấy lưỡi gươm, bèn mang về nhà.
- Lê Lợi đến nhà Thận, thấy lưỡi gươm phát sáng, cầm lên xem.
- Lê Lợi thua trận, chạy vào rừng, tình cờ bắt được chuôi gươm.
- Lê Lợi gặp lại Thận, kể lại truyện, hai người đem gươm ra tra vào nhau vừa như in.
- Lê Thận cùng tướng lĩnh nguyện một lòng phò Lê Lợi cứu nước. Từ đó nghĩa quân nhanh chóng quét sạch giặc ngoại xâm.
- Đất nước thanh bình, Lê Lợi lên làm vua, Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm thần.
- Vua hoàn gươm, từ đó hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. |
Bánh chưng, bánh giầy |
- Hùng Vương thứ sáu về già muốn truyền ngôi cho người con nào tài giỏi.
- Các hoàng tử đua nhau làm cỗ thật hậu, riêng Lang Liêu được thần mách bảo, dùng gạo làm hai thứ bánh dâng vua.
- Vua cha chọn bánh của lang Liêu để tế trời đất cùng Tiên Vương và nhường ngôi cho chàng.
- Từ đó nước ta có tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày Tết. |