Bài 42: Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ

Lý thuyết về nhận biết một số chất vô cơ

1. Nhận biết cation

BẢNG TỔNG HỢP NHẬN BIẾT CATION

BẢNG NHẬN BIẾT CATION TẠO KẾT TỦA VỚI HALOGENUA

BẢNG NHẬN BIẾT CATION TẠO KẾT TỦA CACBONAT, PHOTPHAT, SUNFUA

2. Nhận biết anion

BẢNG TỔNG HỢP NHẬN BIẾT ANION

3. Nhận biết một số chất khí

BẢNG TỔNG HỢP NHẬN BIẾT CHẤT KHÍ

Bài 1 (trang 180 SGK Hóa 12):

Trình bày cách nhận biết các ion trong các dung dịch riêng rẽ sau: Ba2+, Fe3+, Cu2+. Lời giải: Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào 3 mẫu thử, mẫu thử nào có kết tủa màu nâu đỏ thì mẫu thử đó chứa ion Fe3+ Fe3+ + 3NH3 + 3H2O → Fe(OH)3 ↓ + 3NH4+ Mẫu thử nào lúc đầu xuất hiện kết tủa màu xanh lục, sau đó kết tủa tan ra cho dung dịch màu xanh thẫm thì mẫu thử đó chứa ion Cu2+ Cu2+ + 2 NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 ↓ + 2NH4+ Cu(OH)2 ↓ + 4NH3→ [Cu(NH3)4](OH)2 Cho dung dịch H2SO4 vào mẫu thử còn lại nếu có kết tủa trắng, không tan trong axit dư, mẫu thử đó chứa ion Ba2+ Ba2+ + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2H+

Bài 2 (trang 180 SGK Hóa 12): 

Có 5 lọ hóa chất không nhãn mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau đây (nồng độ khoảng 0,1M): NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2. Chỉ dùng dung dịch NaOH thêm vào từng dung dịch có thể nhận biết dãy dung dịch nào sau đây? A. 2 dung dịch : NH4Cl, CuCl2 B. 3 dung dịch : NH4Cl, MgCl2, CuCl2 C. 4 dung dịch: NH4Cl, AlCl3, MgCl2, CuCl2 D. cả 5 dung dịch. Lời giải: Đáp án D Dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch, có thể nhận biết được tối đa năm dung dịch chứa ion: NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2: • Cho dung dịch NaOH vào dd NH4Cl có hiện tượng thoát khí mùi khai. PTHH: NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O • Cho dung dịch NaOH vào dd MgCl2 có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng Mg(OH)2 MgCl2 + NaOH → NaCl + Mg(OH)2 • Cho dung dịch NaOH vào dd FeCl2 có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng xanh Fe(OH)2 bị hóa nâu trong không khí ( tạo Fe(OH)3 ) FeCl2 + NaOH → NaCl + Fe(OH)2 Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4 Fe(OH)3 • Cho dung dịch NaOH vào dd AlCl3 có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng Al(OH)3 rồi tan trong kiềm dư. AlCl3 + NaOH → NaCl + Al(OH)3 Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4] • Cho dung dịch NaOH vào dd CuCl2 có hiện tượng xuất hiện kết tủa xanh lơ Cu(OH)2 CuCl2 + NaOH → NaCl + Cu(OH)2

Bài 3 (trang 180 SGK Hóa 12):

Có 4 ống nghiệm không nhãn mỗi ống đựng một trong các dung dịch sau (nồng độ khoảng 0,1 M) : NaCl, Na2CO3, KHSO4, CH3NH2. Chỉ dùng giấy quỳ tím cho vào từng dung dịch, quan sát sự thay đổi màu của nó có thể nhận biết dãy dung dịch nào ? A. 1 dung dịch NaCl B. 2 dung dịch NaCl và KHSO4 C. 2 dung dịch KHSO4 và CH3NH2. D. 3 dung dịch NaCl, KHSO4 và Na2CO3 Lời giải: Cho quỳ tím vào từng chất: + Qùy tím chuyển sang màu đỏ là KHSO4 + Qùy tím chuyển sang màu xanh là Na2CO3 và CH3NH2 + Qùy tím không chuyển màu là NaCl Vậy có thể phân biệt được cả 4 dãy A, B, C, D

Bài 4 (trang 180 SGK Hóa 12):

Hãy phân biệt hai dung dịch riêng rẽ sau : (NH4)2S và (NH4)2SO4 bằng một thuốc thử . Lời giải: Cho dung dịch Ba(OH)2 vào hai mẫu thử, mẫu thử nào có khí và kết tủa trắng là (NH4)2SO4, chỉ có khí là (NH4)2S (NH4)2S + Ba(OH)2 → BaS + 2NH3 ↑ + 2H2O (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + 2NH3 ↑ + 2H2O

Bài 5 (trang 180 SGK Hóa 12): 

Có hỗn hợp khí gồm SO2, CO2, H2. Hãy chứng minh sự có mặt của từng khí trong hỗn hợp đó. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng . Lời giải: Cho dung dịch brom vào hỗn hợp khí, thấy dung dịch brom mất màu chứng tỏ trong hỗn hợp có SO2 SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4. Thêm tiếp dung dịch brom vào hỗn hợp cho đến khi dung dịch Br2 hết bị mất màu như vậy hết SO2. Dẫn hỗn hợp khí còn lại qua dung dịch nước vôi trong có dư thấy có kết tủa trắng chứng tỏ có CO2. CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O Dẫn khí còn lại qua bình đựng CuO (màu đen) đun nóng thấy có xuất hiện Cu màu đỏ thì khí đó là H2. CuO + H2 → Cu + H2O

Mục lục Giải bài tập Hóa 12

Các bài viết liên quan

Bài 27: Thực hành: Quan sát và mô tả cấu tạo của động cơ không...

91 View

Bài 25: Máy điện xoay chiều ba pha - Máy biến áp ba pha

129 View

Bài 24: Thực hành: Nối tả ba pha hình sao và hình tam giác

101 View

Các bài viết được xem nhiều nhất

Theo dõi Captoc trên

Khoa học xã hội

Facebook Group

270.000 members

Khoa học tự nhiên

Facebook Group

96.000 members