Bài 32: Hợp chất của sắt
42 View
Lý thuyết Hợp chất của sắt
I. SẮT (II)
1. Oxit FeO - Là chất rắn, đen, không tan trong nước. - FeO tác dụng với dung dịch HNO3 được muối sắt (III). - Phương trình ion rút gọn như sau: 3FeO + NO3- + 10H+ → 3Fe3+ + NO + 5H2O Điều chế: dùng H hay CO khử sắt (III) oxit ở 5000C: 2. Hidroxit Fe(OH)2 Tác dụng với dung dịch kiềm tạo kết tủa màu trắng hơi xanh, rồi hóa nâu đỏ. Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2↓ (trắng xanh) Chú ý: Muốn có Fe(OH)2 tinh khiết phải điều chế trong điều kiện không có không khí. 3. Muối sắt (II) Muối sắt (II) dễ bị oxi hóa thành muối sắt (III) bởi các chất oxi hóa.FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
Điều chế: cho Fe (hoặc FeO, Fe(OH)2) tác dụng với HCl hoặc H2SO4 loãng:Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2
Chú ý: dung dịch muối sắt (II) điều chế được cần dùng ngay, vì trong không khí muối sắt (II) sẽ chuyển dần thành muối sắt (III).II. SẮT (III)
1. Oxit Fe2O3 - Sắt (III) oxit là bazơ nên dễ tan trong các dung dịch axit mạnh. Ở nhiệt độ cao, Fe2O3 bị CO khử hoặc H2 khử thành Fe. Điều chế: phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao. 2. Hidroxit Fe(OH)3 Fe(OH)3 không tan trong nước nhưng dễ tan trong dung dịch axit. 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O Điều chế: cho dung dịch kiềm tác dụng với muối sắt (III). FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl 3. Muối sắt (III) Các muối sắt (III) có tính oxi hóa, dễ bị khử thành muối sắt (II). Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2 Bột đồng tan trong dung dịch muối sắt (III). Cu + 2FeCl3 (vàng nâu) → CuCl2 + FeCl2 ⇒ Dung dịch CuCl2 (màu xanh) và dung dịch FeCl2 (không màu) nên dung dịch thu được có màu xanh.Bài 1 (trang 145 SGK Hóa 12):
Viết phương trình hóa học của các phản ứng trong quá trình chuyển đổi sau : Lời giải: (1) 4FeS2 + 11O2 to→ 2Fe2O3 + 8SO2 (2) Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O (3) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl (4) 2Fe(OH)3 to→ Fe2O3 + 3H2O. (5) Fe2O3 + CO 500oC→ 2FeO + CO2. (6) FeO + H2SO4(loãng) → FeSO4 + H2O. (7) FeSO4 + Mg → MgSO4 + Fe.Bài 2 (trang 145 SGK Hóa 12):
Cho sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đktc), dung dịch thu được cho bay hơi thu được tinh thể FeSO4.7H2O có khối lượng là 55,6 gam. Thể tích khí H2(đktc) được giải phóng là : A. 8,19 lít. B. 7,33 lít. C. 4,48 lít. D. 6,23 lít. Lời giải: Đáp án C. Cứ 278 g FeSO4.7H2O có 152 g FeSO4 → 55,6 g FeSO4.7H2O có x (g) FeSO4 Khối lượng FeSO4 là Số mol FeSO4: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 nH2 = nFeSO4 = 0,2 (mol) ⇒ VH2 = 0,2.22,4 = 4,48 (lit)Bài 3 (trang 145 SGK Hóa 12):
Ngâm một đinh sắt nặng 4 gam trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, cân nặng 4,2857 gam. Khối lượng sắt tham gia phản ứng là : A. 1,9990 gam. B. 1,9999 gam. C. 0,3999 gam. D. 2,1000 gam. Lời giải: Chọn đáp án B. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu 56 gam Fe phản ứng tạo 64 gam Cu ⇒ khối lượng tăng : 64 – 56 = 8 (gam). x gam Fe khối lượng tăng : 4,2857 – 4 = 0,2857(gam). ⇒8x = 56 . 0,2857 ⇒x = 1,9999.Bài 4 (trang 145 SGK Hóa 12):
Hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Trong hỗn hợp A, mỗi oxit đều có 0,5 mol. Khối lượng của hỗn hợp A là: A. 231 gam. B. 232 gam. C. 233 gam. D. 234 gam. Lời giải: Chọn đáp án B. Có thể coi 0,5 mol FeO và 0,5 mol Fe2O3 là 0,5 mol Fe3O4. Vậy cả hỗn hợp có 1 mol Fe3O4 nên có khối lượng là 232g.Bài 5 (trang 145 SGK Hóa 12):
Khử hoàn toàn 16 gam Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là : A. 15 gam. B. 20 gam. C. 25 gam. D. 30 gam. Lời giải: Đáp án D.Khối lượng kết tủa là m = 0,3. 100 = 30(g) Khối lượng kết tủa là m = 0,3. 100 = 30(g)Chương 1: Este - Lipit
Chương 3: Amin, amino axit và protein
Chương 5: Đại cương về kim loại
- Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại
- Bài 18: Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại
- Bài 19: Hợp kim
- Bài 20: Sự ăn mòn kim loại
- Bài 21: Điều chế kim loại
- Bài 22: Luyện tập: Tính chất của kim loại
- Bài 23: Luyện tâp: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại
- Bài 24: Thực hành: Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại
Chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm
- Bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
- Bài 26: Kim loại kiềm thổ
- Bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm
- Bài 28: Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng
- Bài 29: Luyện tập: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm
- Bài 30: Thực hành: Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng
Chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng
- Bài 31: Sắt
- Bài 32: Hợp chất của sắt
- Bài 33: Hợp kim của sắt
- Bài 34: Crom và hợp chất của crom
- Bài 35: Đồng và hợp chất của đồng
- Bài 36: Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc
- Bài 37: Luyện tập: Tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt
- Bài 38: Luyện tập: Tính chất hóa học của crom, đồng và hợp chất của chúng
- Bài 39: Thực hành: Tính chất hóa học của sắt, đồng và nhưng hợp chất của sắt, crom
Chương 8: Phân biệt một số chất vô cơ
- Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch
- Bài 41: Nhận biết một số chất khí
- Bài 42: Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ
Chương 9: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường
Các bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24522 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
572 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
531 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
510 View