Bài 15: Luyện tập: Polime và vật liệu polime
70 View
Lý thuyết tổng hợp về polime và vật liệu polime
I. Polime
1. Khái niệm - Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở (gọi là các mắc xích) liên kết lại với nhau. - Chỉ số n gọi là hệ số polime hóa hay độ polime hóa n càng lớn thì phân tử khối của polime càng cao. 2. Cấu trúc Polime có: - Mạch không phân nhánh, như amilozơ của tinh bột. - Mạch phân nhánh, như amilopectin của tinh bột, glicogen… - Mạch không gian, như cao su lưu hóa, nhựa bakelit… 3. Tính chất a. Tính chất vật lý - Hầu hết polime là chất rắn, không tan trong nước, không bay hơi. Có nhiệt độ nóng chảy không xác định. - Nhiều polime có tính dẻo, tính đàn hồi - Nhiều polime cách nhiệt, cách điện, bán dẫn, dai bền… - Nhiều polime trong suốt, không giòn: thủy tinh hữu cơ. b. Tính chất hóa học * Phản ứng cắt mạch. - Các polime có nhóm chức trong mạch dễ bị thủy phân, như: Tinh bột, xenlulozơ thủy phân thành glucozơ Polipeptit, poliamit thủy phân thành các amino axit - Polime trùng hợp bị nhiệt phân thành polime ngắn hơn hoặc monome ban đầu. * Phản ứng cộng ở polime không no. 4. Điều chế a. Phương pháp trùng hợp. - Là quá trình cộng hợp nhiều monome (phân tử nhỏ) giống nhau hay tương tự nhau tạo thành polime (phân tử lớn). - Điều kiện để phân tử có phản ứng trùng hợp: + Phân tử phải có liên kết đôi, như CH2 = CH2; C6H5 – CH = CH2; CH2 = CH – Cl … + Phân tử có vòng kém bền b. Phương pháp trùng ngưng. - Là quá trình cộng hợp nhiều monome (phân tử nhỏ) tạo thành polime (phân tử lớn) đồng thời giải phóng ra nhiều phân tử nhỏ khác như H2O. - Điều kiện để phân tử có phản ứng trùng ngưng: + Monome phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng hóa học như: -NH2, -OH, -COOH…II. Vật liệu polime
1. Chất dẻo. - Là những vật liệu polime có tính dẻo. Tính dẻo: là tính bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp lực bên ngoài và vẫn giữ nguyên được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng. 2. Tơ - Là những vật liệu polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định. - Trong tơ có polime, polime này có đặc tính + Không phân nhánh, xếp song song nhau + Rắn, bền nhiệt, bền với dung môi thường. + Mềm, dai, không độc và có khả năng nhuộm màu tốt. 3. Cao su - Là vật liệu polime có tính đàn hồi. - Có 2 loại: cao su tự nhiên và cao su tổng hợp 4. Keo dán tổng hợp - Keo dán là loại vật liệu có khả năng kết dính hai mảnh vật liệu rắn giống hoặc khác nhau mà không làm biến đổi bản chất của các vật liệu được kết dính. - Bản chất: + Có thể tạo ra màng hết sức mỏng, bền gắn chắc giữa hai mảnh vật liệu. + Lớp màng mỏng này phải bám chắc vào 2 mảnh vật liệu được dán. 5. Vật liệu compozit: - Vật liệu gồm polime làm nhựa nèn tổ hợp với các vật liệu vô cơ, hữu cơ khác.Bài 1 (trang 76 SGK Hóa 12):
Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên. B. Những phân tử nhỏ có liên kết đôi hoặc vòng kém bền được gọi là monome. C. Hệ số n mắt xích trong công thức polime gọi là hệ số trùng hợp. D. Polime tổng hợp được tạo thành nhờ phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng. Lời giải: Đáp án B.Bài 2 (trang 76 SGK Hóa 12):
Nhóm vật liệu nào được chế tạo từ polime thiên nhiên? A. Tơ visco, tơ tằm, cao su buna, keo dán gỗ. B. Tơ visco, tơ tằm, phim ảnh. C. Cao su isoprene, tơ visco, nilon-6, keo dán gỗ. D. Nhựa bakelit, tơ tằm, tơ axetat. Lời giải: Đáp án B.Bài 3 (trang 77 SGK Hóa 12):
Cho biết các monomer được dùng để điều chế các polime sau: Lời giải: a) CH2=CH-Cl b) CF2=CF2 c) CH2 = CH – CH3 d) NH2-[CH2]6-COOH e) và g) H2N-[CH2]6-NH2 và HCOO-[CH2]4-COOHBài 4 (trang 77 SGK Hóa 12):
Trình bày cách phân biệt các mẫu vật liệu sau: a. PVC (làm vải giả da) và da thật. b. Tơ tằm và tơ axetat. Lời giải: a. Đốt 2 mẫu thử, mẫu thử có mùi khét như tóc cháy, là da thật, còn lại là PVC b. Đốt 2 mẫu thử, mẫu thử khi cháy có mùi khét như tóc cháy là tơ tằm, còn lại là tơ axetatBài 5 (trang 77 SGK Hóa 12):
a. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng điều chế các chất theo sơ đồ sau:. - Stiren → polistiren. - Axit ω-aminoentantic (H2N-[CH2]6COOH → polienantamit (nilon-7). b. Để điều chế 1 tấn mỗi loại polime trên cần bao nhiêu tấn polime mỗi loại, biết rằng hiệu suất của hai phản ứng trên là 90%. Lời giải: - Stiren → polistiren. Từ Axit ω-aminoentantic (H2N-[CH2]6COOH → polienantamit (nilon-7)) nH2N-[CH2]6COOH(-HN-[CH2]6-CO-)n + H2O Khối lượng stiren cần dùng là m = 1 tấn Vì H = 90% nên m = = 1,1(tấn ) Khối lượng của axit ω-aminoentantic cần dùng là m = = 1,14 (tấn) vì H = 90% nên m == 1,27(tấn )Chương 1: Este - Lipit
Chương 3: Amin, amino axit và protein
Chương 5: Đại cương về kim loại
- Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại
- Bài 18: Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại
- Bài 19: Hợp kim
- Bài 20: Sự ăn mòn kim loại
- Bài 21: Điều chế kim loại
- Bài 22: Luyện tập: Tính chất của kim loại
- Bài 23: Luyện tâp: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại
- Bài 24: Thực hành: Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại
Chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm
- Bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
- Bài 26: Kim loại kiềm thổ
- Bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm
- Bài 28: Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng
- Bài 29: Luyện tập: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm
- Bài 30: Thực hành: Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng
Chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng
- Bài 31: Sắt
- Bài 32: Hợp chất của sắt
- Bài 33: Hợp kim của sắt
- Bài 34: Crom và hợp chất của crom
- Bài 35: Đồng và hợp chất của đồng
- Bài 36: Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc
- Bài 37: Luyện tập: Tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt
- Bài 38: Luyện tập: Tính chất hóa học của crom, đồng và hợp chất của chúng
- Bài 39: Thực hành: Tính chất hóa học của sắt, đồng và nhưng hợp chất của sắt, crom
Chương 8: Phân biệt một số chất vô cơ
- Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch
- Bài 41: Nhận biết một số chất khí
- Bài 42: Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ
Chương 9: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường
Các bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24623 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
603 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
562 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
538 View