Bài 10: Amino axit
19 View
Tính chất của Amino axit
I. Khái niệm, cấu tạo
1. Khái niệm - Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH)– - Công thức chung: (H2N)x – R – (COOH)yII. Danh pháp
a. Tên thay thế: axit + vị trí + amino + tên axit cacboxylic tương ứng. Ví dụ: H2N–CH2–COOH: axit aminoetanoic HOOC–[CH2]2–CH(NH2)–COOH: axit 2-aminopentanđioic b. Tên bán hệ thống: axit + vị trí chữ cái Hi Lạp (α, β, γ, δ, ε, ω) + amino + tên thông thường của axit cacboxylic tương ứng. Ví dụ: CH3–CH(NH2)–COOH: axit α-aminopropionic H2N–[CH2]5–COOH: axit ε-aminocaproic H2N –[ CH2]6–COOH: axit ω-aminoenantoic c. Tên thông thường: các amino axit thiên nhiên (α-amino axit) đều có tên thường. Ví dụ: H2N–CH2–COOH có tên thường là glyxin (Gly) hay glicocolTên gọi của một số α - amino axit
III. Tính chất vật lý
Các amino axit là các chất rắn không màu, vị hơi ngọt, dễ tan trong nước vì chúng tồn tại ở dạng ion lưỡng cực (muối nội phân tử), nhiệt độ nóng chảy cao (vì là hợp chất ion)IV. Tính chất hóa học
1. Tác dụng lên thuốc thử màu: (H2N)x – R – (COOH)y. Khi: - x = y thì amino axit trung tính, quỳ tím không đổi màu - x > y thì amino axit có tính bazơ, quỳ tím hóa xanh - x < y thì amino axit có tính axit, quỳ tím hóa đỏ 2. Tính chất axit – bazơ của dung dịch amino axit: thể hiện tính chất lưỡng tính - Tác dụng với dung dịch bazơ (do có nhóm COOH) H2N–CH2–COOH + NaOH → H2N–CH2–COONa + H2O - Tác dụng với dung dịch axit (do có nhóm NH2) H2N–CH2–COOH + HCl → ClH3N–CH2–COOH 3. Phản ứng este hóa nhóm COOH 4. Phản ứng của nhóm NH2 với HNO2 H2N–CH2–COOH + HNO2 → HO–CH2–COOH + N2 + H2O axit hiđroxiaxetic 5. Phản ứng trùng ngưng - Do có nhóm NH2 và COOH nên amino axit tham gia phản ứng trùng ngưng tạo thành polime thuộc loại poliamit - Trong phản ứng này, OH của nhóm COOH ở phân tử axit này kết hợp với H của nhóm NH2 ở phân tử axit kia tạo thành nước và sinh ra polime.V. Ứng dụng
- Amino axit thiên nhiên (hầu hết là α-amino axit) là cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống - Muối mononatri của axit glutamic được dùng làm mì chính (hay bột ngọt) - Axit ε-aminocaproic và axit ω-aminoenantoic là nguyên liệu sản xuất tơ tổng hợp (nilon – 6 và nilon – 7) - Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan.Bài 1 (trang 48 SGK Hóa 12):
Ứng với công thức phân tử C4H9NO2 có bao nhiêu amino axit là đồng phân cấu tạo của nhau? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Lời giải: Đáp án C. H2N - CH2 - CH2 - CH2 – COOH : axit 4 – aminobutanoicBài 2 (trang 48 SGK Hóa 12):
Có 3 chất hữu cơ: H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3[CH2]3NH2 Để nhận ra dung dịch của các chất trên chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây? A. NaOH. B. HCl. C. CH3OH/HCl. D. Quỳ tím. Lời giải: Đáp án D. Cho quỳ tím vào 3 mẫu thử, mẫu thử nào quỳ tím có màu đỏ là CH3CH2COOH, mẫu thử nào quỳ tím có màu xanh là CH3[CH2]3NH2, mẫu thử mà quỳ tím không màu là H2NCH2COOHBài 3 (trang 48 SGK Hóa 12):
Amino axit X có phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H, N là 40,45%; 7,86%; 15,73%, còn lại là oxi, và công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên của X. Lời giải: %O = 100% - (40,45% - 7,86% - 15,73%) = 35,96% Công thức của X là CxHyOzNt Ta có tỉ lệ: Ta có tỉ lệ: x : y : z : t = 3 : 7 : 2 : 1 Công thức đơn giản : (C3H7O2N)n. Vì công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nên Công thức phân tử C3H7O2N Công thức cấu tạo CH3-CH(NH2)-COOH Axit α-aminopropinoic (alanin)Bài 4 (trang 48 SGK Hóa 12):
Viết phương trình hóa học của các phản ứng giữa axit 2-aminopropanoic với NaOH, H2SO4; CH3OH khi có mặt khí HCl bão hòa. Lời giải: CH3-CH(NH2)-COOH + NaOH → CH3-CH(NH2)-COONa + H2O. CH3-CH(NH2)-COOH + H2SO4 → CH3-CH(NH3HSO4)-COOH . CH3-CH(NH2)-COOH + CH3OH + HClCH3-CH(NH2)-COOCH3 + H2O.Bài 5 (trang 48 SGK Hóa 12):
Viết phương trình hóa học phản ứng trùng ngưng các amino axit sau: a) Axit 7 – aminoheptanoic b) Axit 10- aminođecanoic Lời giải: Axit 7-aminoheptanoic Axit 10-aminođecanoicBài 6 (trang 48 SGK Hóa 12):
Este A được điều chế từ amino axit B (chỉ chứa C, H, N, O) và ancol metylic. Tỉ khối hơi của A so với H2 là 44,5. Đốt cháy hoàn toàn 8,9 gam este A thu được 13,2 gam CO2, 6,3 gam H2O và 1,12 lít N2(đo ở đktc). Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A và B. Lời giải: d(A/H2) = 44,5 ⇔ MA/MH2 = 44,5 → MA = 44,5. 2 = 89 Gọi công thức của A là CxHyOzNt. Ta có tỉ lệ x : y : z : t = = 0,3 : 0,7 : 0,2 : 0,1 = 3 : 7 : 2 : 1 Công thức đơn giản: C3H7O2N Công thức phân tử (C3H7O2N)n Ta có 89. n = 89 → n = 1 Công thức phân tử C3H7O2N A là este của rượu metylic nên có công thức cấu tạo là H2N-CH2-COOCH3 Công thức cấu tạo của B là H2N-CH2-COOHChương 1: Este - Lipit
Chương 3: Amin, amino axit và protein
Chương 5: Đại cương về kim loại
- Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại
- Bài 18: Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại
- Bài 19: Hợp kim
- Bài 20: Sự ăn mòn kim loại
- Bài 21: Điều chế kim loại
- Bài 22: Luyện tập: Tính chất của kim loại
- Bài 23: Luyện tâp: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại
- Bài 24: Thực hành: Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại
Chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm
- Bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
- Bài 26: Kim loại kiềm thổ
- Bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm
- Bài 28: Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng
- Bài 29: Luyện tập: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm
- Bài 30: Thực hành: Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng
Chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng
- Bài 31: Sắt
- Bài 32: Hợp chất của sắt
- Bài 33: Hợp kim của sắt
- Bài 34: Crom và hợp chất của crom
- Bài 35: Đồng và hợp chất của đồng
- Bài 36: Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc
- Bài 37: Luyện tập: Tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt
- Bài 38: Luyện tập: Tính chất hóa học của crom, đồng và hợp chất của chúng
- Bài 39: Thực hành: Tính chất hóa học của sắt, đồng và nhưng hợp chất của sắt, crom
Chương 8: Phân biệt một số chất vô cơ
- Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch
- Bài 41: Nhận biết một số chất khí
- Bài 42: Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ
Chương 9: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường
Các bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24623 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
603 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
562 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
538 View