Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Hóa 2024 có lời giải chi tiết
455 View
Mã ID: 5735
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Hóa 2024 có lời giải chi tiết. Captoc.vn giới thiệu quý thầy cô và các bạn tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Hóa 2024 có lời giải chi tiết. Tài liệu gồm 81 trang, thầy cô và các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Hóa 2024 có lời giải chi tiết. Captoc.vn giới thiệu quý thầy cô và các bạn tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Hóa 2024 có lời giải chi tiết. Tài liệu gồm 81 trang, thầy cô và các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Câu 1: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p1. Số hiệu nguyên tử của X là
A. 14. B. 15. C. 13. D. 27.
Câu 2: Kim loại nào sau đây có độ cứng cao nhất?
A. Ag. B. Al. C. Cr. D. Fe.
Câu 3: Nguyên nhân làm cho các kim loại có ánh kim là:
A. Kim loại hấp thụ được tất cả những tia sáng tới.
B. Các electron tự do trong kim loại phản xạ tốt những tia sáng tới.
C. Đa số kim loại đều giữ tia sáng tới trên bề mặt kim loại.
D. Tất cả kim loại đều có cấu tạo tinh thể.
Câu 4: Ion M2+ có cấu hình electrong: [Ar]3d8. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là:
A. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB B. Chu kỳ 3, nhóm VIIIA
C. Chu kỳ 3, nhóm VIIIB D. Chu kỳ 4, nhóm VIIIA.
Câu 5: Trong các kim loại: Al, Mg, Fe và Cu, kim loại có tính khử mạnh nhất là
A. Cu. B. Mg. C. Fe. D. Al.
Câu 6: Phương trình hoá học nào sau đây sai?
A. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑ B. Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
C. Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O D. 2Cr + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2↑
Câu 7: Cho hỗn hợp Zn và Fe vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và AgNO3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp hai kim loại. Hai kim loại đó là
A. Fe, Cu. B. Cu, Ag. C. Zn, Ag. D. Fe, Ag.
Câu 8: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Đốt dây Mg trong không khí.
(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeSO4
(c) Cho dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Fe(NO3)2
(d) Cho Br2 vào dung dịch hỗn hợp NaCrO2 và NaOH
(e) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2
(f) Đun sôi dung dịch Ca(HCO3)2
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa-khử là
A. 3 B. 5 C. 2 D. 4
Câu 9: Cho phản ứng hóa học: Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag
Phát biểu đúng là:
A. Fe2+ có tính khử mạnh hơn Ag. B. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Ag+.
C. Fe2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe3+. D. Ag+ có tính khử yếu hơn Fe2+.
Câu 10: Trường hợp nào sau đây là ăn mòn điện hóa?
A. Gang, thép để lâu trong không khí ẩm. B. Kẽm nguyên chất tác dụng với axit sunfuric.
C. Sắt tác dụng với khí clo. D. Natri cháy trong không khí.
Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn