Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
338 View
Mã ID: 6190
Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925. Captoc.vn giới thiệu quý thầy cô và các bạn tài liệu Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925. Tài liệu gồm 07 trang, thầy cô và các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925. Captoc.vn giới thiệu quý thầy cô và các bạn tài liệu Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925. Tài liệu gồm 07 trang, thầy cô và các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Câu 1: Sự kiện ngày 17 - 6 - 1924 gắn với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô, đó là:
A. Người dự Đại hội nông dân Quốc tế.
B. Người dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.
C. Người dự Đại hội Quốc tế phụ nữ.
D. Người dự Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản.
Câu 2: Để nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin và Cách mạng tháng Mười Nga, từ năm 1920 đến 1923, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở nước nào?
A. Ở Liên Xô. B. Ở Pháp. C. Ở Trung Quốc. D. Ở Anh.
Câu 3: Mục tiêu đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm 1919 - 1924 chủ yếu là
A. đòi quyền lợi về kinh tế. B. đòi quyền lợi về chính trị.
C. đòi quyền lợi về kinh tê và chính trị. D. chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc.
Câu 4: Những giai cấp cũ trong xã hội Việt Nam, có từ trước cuộc khai thác thuộc địa của Pháp, đó là giai cấp nào ?
A. Nông dân, địa chủ phong kiến. B. Nông dân, địa chủ phong kiến, thợ thủ công.
C. Nông dân, địa chủ phong kiến, tư sản dân tộc. D. Nông dân, địa chủ phong kiến, công nhân.
Câu 5: Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924) tại Liên Xô vào năm bao nhiêu tuổi?
A. 33 tuổi. B. 34 tuổi. C. 35 tuổi D. 36 tuổi
Câu 6: Năm 1922 Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo:
A. “Đời sống công nhân”. B. “Người cùng khổ” (Le Paria).
C. “Nhân đạo”. D. “Sự thật”.
Câu 7: Là người đã từng tham gia vụ binh biến trên tàu chiến Pháp ở Biển Đen (năm 1918) phản đối chính sách can thiệp cách mạng Nga của đế quốc Pháp, khi về nước đã lập ra tổ chức đầu tiên của công nhân Việt Nam. Ông là ai ?
A. Phan Anh. B. Tôn Đức Thắng. C. Trường Chinh. D. Lê Duẩn.
Câu 8: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đi vào đầu tranh tự giác?
A. Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm ở Chợ Lớn (1922).
B. Cuộc tổng bãi công của công nhân Bắc Kì (1922).
C. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn ngăn tàu chiến Pháp đi đàn áp cách mạng ở Trung Quốc (tháng 8 - 1925).
D. Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926).
Câu 9: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?
A. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (ngày 18 - 6 - 1919).
B. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (tháng 12 - 1920).
C. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (tháng 7 - 1920).
D. Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (tháng 6 - 1925).
Câu 10: Công lao đầu tiên to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1911 - 1930 là gì?
A. Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
B. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
C. Hợp nhất ba tổ chức cộng sản.
D. Khởi thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 11: Thời gian ở Liên Xô 1923 - 1924, Nguyễn Ái Quốc đã viết bài cho các tờ báo:
A. “Đời sống công nhân”. B. Báo “Nhân đạo”, báo “Sự thật”.
C. Tạp chí “Thư tín quốc tế”, báo “Sự thật”. D. Tạp chí “Thư tín quốc tế”.
Câu 12: Pháp đầu tư vốn vào ngành nào nhiều nhất trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ?
A. Công nghiệp. B. Nông nghiệp.
C. Giao thông vận tải. D. Thương mại.
Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn