Đề cương ôn tập môn Sinh 12 HK2 năm 2024 tham khảo
229 View
Mã ID: 5937
Đề cương ôn tập môn Sinh 12 HK2 năm 2024 tham khảo. Captoc.vn giới thiệu quý thầy cô và các bạn tài liệu Đề cương ôn tập môn Sinh 12 HK2 năm 2024 tham khảo. Tài liệu gồm 35 trang, thầy cô và các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Đề cương ôn tập môn Sinh 12 HK2 năm 2024 tham khảo. Captoc.vn giới thiệu quý thầy cô và các bạn tài liệu Đề cương ôn tập môn Sinh 12 HK2 năm 2024 tham khảo. Tài liệu gồm 35 trang, thầy cô và các bạn xem và tải về ở bên dưới.
1. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái.
* Khái niệm: Môi trường sống của sinh vật là bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và mọi hoạt động của sinh vật.
- Phân loại: Môi trường nước, đất, trên cạn, sinh vật.
* Các nhân tố sinh thái
- Nhân tố sinh thái vô sinh : nhân tố vật lí và hóa học của môi trường sống
- Nhân tố hữu sinh: các Sv trong môi trường và mối quan hệ giữa SV với SV khác xung quanh.
2. GIỚI HẠN SINH THAI (ntst).
a. Giới hạn sinh thái: là khoảng giá trị xác định của một ntst mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển.
- Khoảng thuận lợi: là khoảng của các ntst ở mức độ phù hợp cho svật sinh thực hiện các chức năng sống tốt nhất
- Khoảng chống chịu: khoảng của các ntst gây ức chế cho hoạt động sống của sinh vật.
* Ví dụ: cá Rô phi Việt Nam
+ giới hạn sinh thái: 5,60 "420
+ nhiệt độ thuận lợi: 200 "350
+ khoảng chống chịu: 5,60 "200 và 350 "420
+ Giới hạn dưới : 5,60
+ Giới hạn trên: 420
B. Ổ sinh thái: Là không gian sinh thái mà ở đó tất những điều kiện môi trường nằm trong giới hạn cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
- Các loài có ổ sinh thái trùng nhau càng nhiều thì cạnh tranh càng gay gắt " phân li ổ ST " giảm cạnh tranh
- Nơi ở: là nơi cư trú của một loài
3. SỰ THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG
a. Thích nghi của sinh vật với ánh sáng
* Thực vật: phân thành 2 nhóm
- Câu ưa sáng : Lá màu nhạt, lá xếp nghiêng so với mặt đất, phiến lá dày có nhiều lớp tế bào mô giậu, hạt lục lạp nằm sâu trong lớp tế bào mô giậu để tránh bị đốt nóng.
- Cây ưa bóng : Mọc dưới bóng của các cây khác, Lá nằm ngang, màu sẫm, to giúp cây tiếp nhận được nhiều ánh sáng. Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu
* Động vật: có cơ quan thu nhận ánh sáng chuyên hóa. Ánh sáng giúp cho động vật có khả năng định hướng trong không gian và nhận biết các vật xung quanh.
- Tuỳ mức độ hoạt động khác nhau người ta chia động vật thành các nhóm:
+ Nhóm hoạt động ban ngày: gà, chim, người…
+ Nhóm hoạt động ban đêm, trong bóng tối: dơi, cú mèo, hổ …
b. Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ.
- Động vật hằng nhiệt sống ở nơi có nhiệt độ thấp có tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể (S/V) giảm, để hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể.
*. Quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman)
- Động vật hằng nhiệt sống ở vùng có khí hậu lạnh thì có kích thước cơ thể lớn hơn so với những động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới ấm áp.
*. Quy tắc về các bộ phận tai, đuôi, chi... của cơ thể (quy tắc Anlen)
- Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi, chi ... bé hơn tai, đuôi, chi... của loài động vật tương tự sống ở vùng nóng.
Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn