Trắc nghiệm Sử 12 bài 9-Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
251 View
Mã ID: 6193
Trắc nghiệm Sử 12 bài 9-Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh. Captoc.vn giới thiệu quý thầy cô và các bạn tài liệu Trắc nghiệm Sử 12 bài 9-Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh. Tài liệu gồm 05 trang, thầy cô và các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Trắc nghiệm Sử 12 bài 9-Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh. Captoc.vn giới thiệu quý thầy cô và các bạn tài liệu Trắc nghiệm Sử 12 bài 9-Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh. Tài liệu gồm 05 trang, thầy cô và các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Câu 1: “Kế hoạch Mácsan” (6/1947) của Mĩ còn có tên gọi khác là
A. “Kế hoạch phục hưng châu Âu”. B. “Kế hoạch khôi phục châu Âu”.
C. “Kế hoạch phát triển châu Âu”. D. “Kế hoạch tái thiết châu Âu”.
Câu 2: Địa điểm nào từng chứng kiến cuộc gặp gỡ quan trọng giữa Goócbachốp và Busơ, hai nước thống nhất tuyên bố chấm dứt "Chiến tranh lạnh" ?
A. Crưm. B. Ôđetxa. C. Manta. D. Xan Phranxixcô.
Câu 3: Những năm 1282 - 1921 diễn ra sự kiện gì gắn với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu?
A. Liên Xô và các nước Đông Âu cắt đứt quan hệ với nhau.
B. Liên Xô và các nước Đông Âu lâm vào tình trạng trì trệ.
C. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu bước vào thời kì ổn định.
D. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên bang Xô viết bị tan rã.
Câu 4: Thực dân Pháp buộc phải công nhận độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương vào thời gian nào?
A. Ngày 5 / 7 /1954. B. Ngày 21/ 9 / 1954. C. Ngày 21/ 7/ 1954. D. Ngày 20 / 9/ 1954.
Câu 5: Bản thông điệp mà Tổng thống Tơ-ru-man gửi Quốc hội Mĩ ngày 1 - 3 - 1947 được xem là sự khởi đầu cho:
A. Chính sách thực lực của Mĩ sau chiến tranh.
B. Mưu đồ làm bá chủ thế giới của Mĩ.
C. Chính sách chống Liên Xô gây nên tình trạng "Chiến tranh lạnh".
D. Chính sách chống các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 6: Vì sao học thuyết Tơ-ru-man vừa mới ra đời đã vấp phải sự phản kháng của thế giới?
A. Vì bản chất phi nghĩa của nó.
B. Vì bản chất chống cộng của nó.
C. Vì bản chất bành trướng của nó.
D. Vì bản chất đe doạ nền hòa bỉnh của nó đối với nhân loại.
Câu 7: Hiệp ước Vác-sa-va, một liên minh chính trị - quân sự giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu được thành lập vào thời gian nào và mang tính chất gì?
A. Thành lập vào tháng 5 - 1955, mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Thành lập vào tháng 7 - 1955, mang tính chất chạy đua vũ trang với Mĩ và Tây Âu.
C. Thành lập vào tháng 5 - 1955, mang tính chất cạnh tranh về quân sự với Mĩ và Tây Âu.
D. Thành lập vào tháng 5 - 1950, mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 8: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, theo thỏa thuận của các nước Đồng minh, quân đội nước nào chiếm đóng ở Triều Tiên?
A. Liên Xô ở miền Bắc Triều Tiên, Mĩ ở Nam Triều Tiên.
B. Mĩ ở miền Bắc Triều Tiên, Liên Xô ở Nam Triều Tiên.
C. Anh, Mĩ ở miền Bắc Triều Tiên, Liên Xô ở Nam Triều Tiên.
D. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Bắc Triều Tiên, Mĩ và các nước Tây Âu ở Nam Triều Tiên.
Câu 9: Trong cuộc gặp gỡ không chính thức giữa Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và Tổng thống Mĩ Bu-sơ, hai ông đã cùng tuyên bố vấn đề gì?
A. Vẫn đề chấm dứt việc chạy đua vũ trang B. Vấn đề hạn chế vũ khí hạt nhân huỷ diệt
C. Vấn đề chấm dứt “Chiến tranh lạnh” D. Vấn đề giữ gìn hòa bình, an ninh cho nhân loại
Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn