Tài liệu ôn tập lý thuyết sinh học lớp 12
423 View
Mã ID: 5999
Tài liệu ôn tập lý thuyết sinh học lớp 12. Captoc.vn giới thiệu quý thầy cô và các bạn tài liệu Tài liệu ôn tập lý thuyết sinh học lớp 12. Tài liệu gồm 42 trang, thầy cô và các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Tài liệu ôn tập lý thuyết sinh học lớp 12. Captoc.vn giới thiệu quý thầy cô và các bạn tài liệu Tài liệu ôn tập lý thuyết sinh học lớp 12. Tài liệu gồm 42 trang, thầy cô và các bạn xem và tải về ở bên dưới.
1. Cơ thể và môi trường
1.1. Môi trường và các nhân tố sinh thái
- Nhân tố sinh thái (NTST) là những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật. Có hai nhóm NTST cơ bản :
+ Nhân tố vô sinh (nhân tố không phụ thuộc mật độ cá thể của quần thể): các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường (Ánh sáng, t0, A0, độ pH, không khí, gió, bão, mưa, thủy triều, …).
+ Nhân tố hữu sinh (nhân tố phụ thuộc mật độ) : là mối quan hệ giữa sinh vật với các sinh vật khác trong đó con người là nhân tố hữu sinh có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật.
- Sự tác động qua lại giữa sinh vật và các nhân tố sinh thái qua nhiều thế hệ hình thành ở sinh vật những đặc điểm thích nghi với các điều kiện khác nhau của môi trường về hình thái, giải phẫu, sinh lí và tập tính hoạt động. Đồng thời sinh vật cũng tác động trở lại môi trường, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.
1.2. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái
- Các nhân tố sinh thái tác động lên cơ thể sinh vật theo các quy luật :
Quy luật giới hạn sinh thái : Mỗi loài có một giới hạn chịu đựng đối với một nhân tố sinh thái nhất định. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
- Nơi ở là địa điểm cư trú của các loài.
- Ổ sinh thái của một loài là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài.
∆ Thế nào là ổ sinh thái, nguyên nhân và ý nghĩa của việc hình thành ổ sinh thái?
1.3. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống
1.3.1. Sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng :
Ánh sáng được coi là nhân tố sinh thái vừa có tác dụng giới hạn, vừa có tác dụng điều chỉnh, Ánh sang trắng là nguồn năng lượng của cây xanh và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống động vật.
- Liên quan đến ánh sáng, động vật được chia thành 2 nhóm: nhóm ưa hoạt động ban ngày và nhóm ưa hoạt động ban đêm.
- Thực vật thích nghi với điều kiện chiếu sáng của môi trường. Người ta chia thực vật thành các nhóm :
* Thực vật ưa sáng, có các đặc điểm :
+ Thân cây nếu mọc riêng lẻ thường thấp, phân cành nhiều, tán rộng ; cây mọc ở nơi nhiều cây thân cây cao, mọc thẳng, cành tập trung phần ngọn, lá và cành phía dưới sớm rụng.
+ Lá nhỏ, tầng cutin dày, màu nhạt, phiến lá dày, mô dậu phát triển, lá thường xếp xiên góc.
+ Lục lạp có kích thước nhỏ.
+ Cây ưa sáng có cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới ánh sáng mạnh.
* Thực vật ưa bóng có các đặc điểm :
+ Thân cây nhỏ ở dưới tán các cây khác.
+ Lá to, tầng cutin mỏng, màu đậm, phiến lá mỏng, mô dậu kém phát triển, lá thường xếp xen kẽ nhau và nằm ngang so với mặt đất.
+ Lục lạp có kích thước lớn.
+ Cây ưa bóng có cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới ánh sáng yếu.
* Thực vật chịu bóng : Mang những đặc điểm trung gian giữa hai nhóm trên.
Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn
Bình luận
Tài liệu liên quan
Phương pháp giải toán giản đồ vec tơ
203 View
Bài tập trắc nghiệm Lipit có đáp án
285 View