Bài tập ôn tập môn Hóa 12 giữa học kỳ 2 năm học 2023-2024
298 View
Mã ID: 5767
Bài tập ôn tập môn Hóa 12 giữa học kỳ 2 năm học 2023-2024. Captoc.vn giới thiệu quý thầy cô và các bạn tài liệu Bài tập ôn tập môn Hóa 12 giữa học kỳ 2 năm học 2023-2024. Tài liệu gồm 10 trang, thầy cô và các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Mua sách tại những trang thương mại điện tử uy tín
Bài tập ôn tập môn Hóa 12 giữa học kỳ 2 năm học 2023-2024. Captoc.vn giới thiệu quý thầy cô và các bạn tài liệu Bài tập ôn tập môn Hóa 12 giữa học kỳ 2 năm học 2023-2024. Tài liệu gồm 10 trang, thầy cô và các bạn xem và tải về ở bên dưới.
CHƯƠNG: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI
Câu 1. Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23p64s2.Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. ô 20, chu kỳ 4, nhóm IIA. B. ô 16, chu kỳ 3, nhóm VIA.
C. ô 18, chu kỳ 3, nhóm VIIIA. D. ô 18, chu kỳ 3, nhóm VIA.
Câu 2. Trong số các kim lọai: nhôm, bạc, sắt, đồng, crom thì kim loại cứng nhất, dẫn điện tốt nhất lần lượt là:
A. Crom, bạc. B. Sắt, nhôm. C. Sắt, bạc. D. Crom, đồng.
Câu 3. Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn, Ni, Ca. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính bazơ. B. tính oxi hóa. C. tính axit. D. tính khử.
Câu 5. Kim loại nào sau đây phản ứng được đồng thời với các dung dịch: HCl, Cu(NO3)2, HNO3 (đặc, nguội).
A. Al. B. Fe. C. Ag . D. Zn.
Câu 6. Chọn phát biểu đúng:
A. Tính oxi hóa giảm dần : Ag+ > Cu2+ > Fe3+ > Ni2+ > Fe2+
B. Tính khử giảm dần : K > Mg > Zn > Ni > Fe > Hg
C. Tính khử giảm dần : Mg > Fe2+ > Sn > Cu > Fe3+> Ag
D. Tính oxi hóa giảm dần : Ag+ > Fe3+ > Ni2+ > Fe2+
Câu 7. Đặc điểm chung của ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học là:
A. có phát sinh dòng điện.
B. electron của kim loại được chuyển trực tiếp sang môi trường tác dụng.
C. nhiệt độ càng cao tốc độ ăn mòn càng chậm.
D. đều là các quá trình oxi hóa khử.
Câu 8. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.
B. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa - khử.
C. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
D. Ăn mòn hóa học phát sinh dòng điện.
Câu 9. Nhúng một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những chất sau: Fe2(SO4)3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3dư, H2SO4 (đặc nóng, dư), KNO3.
Số trường hợp phản ứng tạo muối sắt (II) là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 10. Cho các chất rắn Cu, Fe, Ag và các dung dịch CuSO4, FeSO4, Fe(NO3)3. Số phản ứng xảy ra từng cặp chất một là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đừng Đọc!!!
Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên CAPTOC.vn bằng cách gửi về:
Email: hotro@captoc.vn