Soạn bài: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 01/12/2003
18 View
Gợi ý đọc hiểu
Câu 1
Bản thông điệp nêu lên vấn đề tầm quan trọng và ý nghĩa cấp bách của việc phòng chống hiểm họa HIV/AIDS: Chống lại HIV/AIDS là trách nhiệm lớn của mỗi nhà nước và mỗi người.
Tác giả cho rằng đó là vấn đề rất cần phải đặt lên "vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế của mỗi quốc gia và mỗi cá nhân là vì HIV/AIDS là một mối hiểm nguy lớn, một đại dịch đang hoành hành đe doạ toàn nhân loại chúng ta".
Câu 2
Phần điểm tình hình đã qua tuy viết không dài nhưng tác giả nhìn chung vẫn đảm bảo được yêu cầu toàn diện tổng hợp và bao quát. Õng nêu đầy đủ cả mặt đã làm được và mặt còn chưa làm tốt tại nhiều khu vực khác nhau trên toàn thế giới, trong những giới tính, trong những lứa tuổi khác nhau, với những hành động không chỉ của những quốc gia mà còn của cả những tổ chức, công ti, và cả các nhóm từ thiện và cộng đồng. Phần điểm tình hình đó đã thể hiện một tầm nhìn rộng lớn của một con người trong cương vị lãnh đạo đứng đầu một tổ chức quốc tế lớn nhất, người đang đảm đương trọng trách Tổng thư kí Liên Hợp quốc.
Toàn diện, tổng hợp, bao quát nhưng không hề chung chung trừu tượng, văn kiện còn có không ít những số liệu cụ thế đi kèm với tình hình cụ thể nắm rõ cả HIV/AIDS đang lây lan với tôc độ báo động ở giới nào và đang lan rộng nhanh nhất ở khu vực nào hay căn cứ vào đây đế lo ngại "chúng ta sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu nào vào năm 2005".
Điều này đủ để cho thấy tác giả là một quan chức rất quan tâm trước tình hình cụ thể của cuộc chiến chống AIDS đã và đang diễn ra trên toàn cầu. Ông cũng là người có đầu óc phân tích, nhận xét thấu đáo và đặc biệt là có cách thể hiện dễ gây ấn tượng đối với người đọc, người nghe.
Chẳng hạn, thay vì nêu tổng số người bị nhiễm HIV trong một năm thì C. An-nan đã dùng cách nói gây ấn tượng mãnh liệt và tức thời đốì với tâm trí mọi người: "Trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng 10 người bị nhiễm HIV".
Những lời tổng kết tình hình vừa nói có trọng tâm dồn cả sức nặng vào luận điểm: "Song hành động của chúng ta vẫn quá ít so với yêu cầu thực tế".
Người đọc, người nghe dường như đã nhận ra được cảm xúc chân thành của tác giả ở đoạn nói về dịch HIV/AIDS "có rất ít dấu hiệu suy giảm”, do chúng ta "chưa hoàn thành được một số mục tiêu đề ra cho năm nay" (2003).
Câu 3
Sau khi giúp người đọc nắm vững tình hình, bản thông điệp nêu rõ nhiệm vụ của mọi người. Phần nêu tình hình gắn bó chặt chẽ với phần xác định nhiệm vụ cũng là phần chủ yếu mục đích của thông điệp này.
Câu cuối của phần trước: "Với tiến độ như hiện nay, chúng ta sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu nào vào năm 2005”. Còn đây là câu đầu của phần sau: “Rõ ràng, chúng ta phải nỗ lực nhiều hơn nữa để thực hiện cam kết của mình bằng những nguồn lực và hành động cần thiết".
Nhưng bản thông điệp không chịu dừng lại ở những lời kêu gọi chung chung như thế: "Chúng ta phải nỗ lực nhiều hơn nữa". Tác giả đã vận dụng một cách sáng tạo các thao tác so sánh và bác bỏ để nhấn mạnh là chúng ta không chỉ vì các mục tiêu của cuộc cạnh tranh mà được phép quên cái thảm hoạ đang ngày một nhanh chóng cướp đi cái đáng quý nhất là mạng sống và tuổi thọ của con người. Ông còn tạo ra mốì tương quan giữa một phía là sự thờ ơ trước đại dịch HIV/AIDS và một phía là cái chết để cho thây sự lên tiếng chôìig lại HIV/AIDS, với nhân loại là vấn đề có ý nghĩa sinh tử, tồn vong", sống hay không sống".
Cho đến khi kết thúc bản thông điệp C. An-nan vẫn còn nhắc nhở chúng ta không được quên nghĩa vụ cần cấp ấy: "Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chông lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn”.
Đặc biệt là C. An-nan còn gắn nỗ lực chống HIV/AIDS với việc dỡ bỏ đi thái độ kì thị, phân biệt đối xử với những ai không may mắn mắc phải chứng bệnh thế kỉ này; Ông nêu lên một luận điểm hơi bất ngờ đốì với nhiều người: "(...) chúng ta còn bị chậm hơn nữa nếu sự kì thị và phân biệt đôíì xử vẫn tiếp tục diễn ra đốì với những người bị HIV/AIDS”. Sau đó ông lại gộp chung sự im lặng cùng với sự chia rẽ và phân biệt đốì xử vào chung "cái thành luỹ" đang vây quanh bệnh dịch này, cái thành luỹ mà ông kêu gọi, hô hào mọi người trên thế giới hãy sát cánh cùng ông chung tay giật đổ.
Câu 4
Trong bản thông điệp này phần có giá trị hơn cả là phần cuối bản. Ở phần này, tác giả sử dụng những câu văn ngắn gọn với một cảm xúc kìm nén, không lớn tiếng khoa trương mà có một vẻ đẹp cô đúc, sâu sắc.
Theo hướng lời ít ý nhiều đó, có câu văn như một quy luật gọn ghẽ mà độc đáo bất ngờ: "Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết". Cũng có câu cô đọng mà tạo hình ảnh gợi cảm xúc: "Hãy cùng tôi đánh đổ các thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này". Lại còn có câu vừa gọn ghẽ độc đáo vừa dễ hình dung và gợi cảm: "Hãy đừng để một ai có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức rào ngăn cách giữa "chúng ta” và "họ". Trong thế giới khóc liệt của AIDS, không có khái niệm "chúng ta" và "họ".
Những câu văn ấy, học sinh có thể học tập và vận dụng trong việc làm văn ở nhà trường cũng như trong các hoạt động nghị luận mà các em đã đang tham gia hiện tại và mai sau.
LUYỆN TẬP
Học sinh tự viết một bản báo cáo về tình hình phòng chông HIV/AIDS ở địa phương mình.
Các em có thể đọc kĩ bản thông điệp của Cô-phi An-nan để tham khảo, học tập và vận dụng trong bài viết của mình từ bố cục, lập luận đến cách biểu hiện những suy nghĩ, tình cảm, cách hành văn ...
Các bài viết liên quan
Các bài viết được xem nhiều nhất
5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn khả năng...
24627 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Giáo dục công dân và gợi...
603 View
Đáp án CHÍNH THỨC đề thi tốt nghiệp THPT 2023 từ Bộ GD&ĐT (Tất cả...
563 View
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn Địa lí và gợi ý giải...
539 View